Putin hối thúc giới tỷ phú Nga đưa tiền về nước
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Getty/CNBC.
Tổng thống Nga Vladimir Putin lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nước này sớm muộn gì cũng nên chuyển tiền đang được cất giữ ở nước ngoài về nước. Người đứng đầu điện Kremlin cảnh báo, các lệnh trừng phạt quốc tế có thể khiến tài sản của Nga ở nước ngoài bị đóng băng.
“Tôi muốn nhắc lại rằng thông tin đáng báo động đang đến từ một số quốc gia. Chúng tôi có cảm giác đang có những nỗ lực nhằm ngăn chặn vốn quay trở lại Nga”, hãng tin CNBC dẫn lời ông Putin phát biểu tại một cuộc gặp của Liên đoàn Các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga tại Moscow hôm 19/3. Phát biểu này của Putin được đăng lại trên website của điện Kremlin hôm qua (20/3).
Cả Mỹ và châu Âu đều đang trừng phạt Nga do cho rằng Moscow có vai trò trong cuộc xung đột đã kéo dài 1 năm ở miền Đông Ukraine. Việc Nga sáp nhập Crimea, bán đảo ly khai khỏi Ukraine cách đây 1 năm, cũng là nguyên nhân khiến nước này bị phương Tây trừng phạt.
Lo ngại về khả năng bị siết trừng phạt, Putin đề cập đến nguy cơ “hạn chế sử dụng nguồn vốn đang nằm ở nước ngoài”. “Các vị hãy ghi nhớ điều này”, Tổng thống Nga nói với các doanh nhân.
“Dĩ nhiên, mỗi người trong số các bạn đều tự mình đưa ra quyết định. Nhưng nguy cơ việc chuyển tiền bị chặn thực sự tồn tại”, Putin nói.
Bài phát biểu này của ông chủ điện Kremlin được đưa ra sau một cuộc họp kín giữa nhà lãnh đạo với một số tỷ phú vào hàng giàu nhất ở Nga. Theo hãng tin AP, tỷ phú Oleg Deripaska tiết lộ với giới truyền thông Nga rằng, ông Putin đã nhấn mạnh tài sản Nga ở nước ngoài nên được nhanh chóng đưa về nước.
“Tổng thống nói rằng, các doanh nhân đã quyết định chuyển tiền về Nga không nên trì hoãn thực hiện. Đó là thông điệp chính của ông ấy”, Deripaska nói.
Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga, trong năm 2014, lượng vốn ròng chạy khỏi nước này là 151,5 tỷ USD, mức cao chưa từng có từ trước đến nay. Điều này cho thấy lệnh trừng phạt đã có tác động mạnh đến niềm tin của giới đầu tư vào Nga.
Nền kinh tế Nga hiện đang khát vốn do chịu tác động cùng lúc của giá dầu giảm sâu và lệnh trừng phạt. Để hút vốn về Nga, vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Putin đã đề xuất quy chế ưu đãi trong đó tài sản Nga được chuyển từ nước ngoài về nước sẽ không bị đánh thuế hay các cơ quan thực thi pháp luật thẩm vấn.
Phát biểu ngày 19/3, Putin nhắc lại đề xuất này và bác bỏ những quan ngại cho rằng cách làm như vậy có thể vi phạm luật quốc tế về chống rửa tiền. “Không ai nên nghi ngờ về việc tất cả những gì đang diễn ra ở Nga đều đang tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế, bao gồm cả việc Nga không chấp nhận rửa những khoản tiền phi pháp”, Putin nói.
Các phát biểu trên của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu trong hội nghị thượng đỉnh ở Brussels, Bỉ hôm thứ Năm đã nhất trí liên kết thời điểm kết thúc lệnh trừng phạt với việc thực thi lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine. Điều này có nghĩa là các lệnh trừng phạt dự kiến kết thúc vào tháng 7 sẽ được gia hạn đến cuối năm - thời điểm mà thỏa thuận ngừng bắn quy định là Chính phủ Ukraine giành lại quyền kiểm soát biên giới phía Đông từ tay lực lượng nổi dậy thân Nga.
Việc gia hạn trừng phạt có thể kéo dài thêm tình trạng bị cô lập về kinh tế và chính trị của Nga. Các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang hoài nghi về cam kết của Nga trong việc duy trì lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine, đồng thời lo ngại về thái độ cứng rắn của Nga trong vấn đề Crimea.
Hôm thứ Năm, Tổng thống Putin nói Moscow sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Nga bằng một “kế hoạch bình ổn kinh tế” và một “quỹ chống khủng hoảng” trị giá 234 tỷ Rúp, tương đương 3,8 tỷ USD.
“Chỉ có thông qua mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước với các doanh nghiệp chúng ta mới có thể vượt qua được tình hình kinh tế khó khăn như đã đề cập và đạt tới tăng trưởng bền vững”, ông Putin phát biểu.
Theo http://vneconomy.vn
TIN LIÊN QUAN
Vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga, nằm cách phần còn lại của nước này hàng trăm dặm về phía Tây, đang trở thành “điểm nóng mới nhất” khi căng thẳng giữa Nga và châu Âu leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
21/06/2022
Theo thống kê của công cụ tìm kiếm, kể từ đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đã trở thành nước đi đầu trong các yêu cầu mua quốc tịch hoặc giấy phép cư trú của các quốc gia khác.
18/06/2022
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
15/06/2022
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022