Re: Nước Nga “chảy máu” tài sản
Báo Pháp Le Monde mỉa mai rằng Phó Thủ tướng thứ nhất Igor Shuvalov không dám gửi tiền ở Nga dù nói rằng nước này dát vàng đón các nhà đầu tư nước ngoài
Trước khi đạo luật cấm các quan chức cao cấp Nga có tài sản cũng như tài khoản ở nước ngoài có hiệu lực, Phó Thủ tướng thứ nhất Igor Shuvalov đã tiết lộ hợp doanh Severin của ông ở quần đảo Virgin (Anh), đồng thời cho biết đã dần chuyển tiền gửi trong các tài khoản nước ngoài về Nga. Chính ông Shuvalov đã có ý định thành lập ở Nga cơ chế tương tự như một hợp doanh hoạt động trên cơ sở quản lý tài sản nhưng các nhà phân tích cho rằng điều đó không thể xảy ra vì chẳng mấy giới chức Nga chuyển tài sản về Nga do các khoảng trống về pháp lý.
Nói một đằng làm một nẻo
Trò chuyện trên đài phát thanh Kommersant FM, chuyên gia Vladimir Rozhankovsky, Giám đốc bộ phận phân tích của nhóm đầu tư Nord Capital, nhấn mạnh: “Quần đảo Virgin ở Caribe đã được các doanh nhân Nga chọn lựa là một sự thay thế cho Cộng hòa Cyprus”.
Hai nguồn tin thân cận với phó thủ tướng thứ nhất đã cùng thông báo cho báo Vedomosti về việc gia đình Shuvalov đã chuyển tài sản về Nga. Đại diện của ông Shuvalov cũng xác nhận thông tin trên. Tuy nhiên, người ta không cho biết chi tiết về giá trị số tài sản. Trước đây, Phó Thủ tướng Shuvalov từng tuyên bố rằng ông đã chuyển tài sản về nước vào tháng 6-2012 sau một loạt công bố về thu nhập của Công ty TNHH Sevenkey.
Báo chí đưa tin Phó Thủ tướng thứ nhất Igor Shuvalov đã chuyển tiền từ nước ngoài về Nga Ảnh: THE MOSCOW NEWS
Chính ông Shuvalov khẳng định rằng tài sản của gia đình mình chẳng có bí ẩn gì, các công ty ở hải ngoại được đăng ký theo luật và thu nhập từ hoạt động của chúng cũng được kê khai đầy đủ. Đồng thời, ông khẳng định vợ mình không vi phạm pháp luật khi đăng ký kinh doanh ở ngoài nước.
Trong khi đó, xì-căng-đan liên quan đến tài sản ở nước ngoài của gia đình Shuvalov đã là cái cớ để báo chí phương Tây bình luận. Trong đó, báo Pháp Le Monde nhắc lại rằng gần đây, ông Shuvalov là người đầu tiên nói về khía cạnh tích cực của cuộc khủng hoảng liên quan đến các tài khoản ở Cyprus đối với Nga - đó là tài sản của người Nga sẽ quay trở lại cố quốc trong tương lai. Báo này viết: “Xác định đất nước ông dát vàng chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính ông Shuvalov lại không dám giữ tiền ở Nga”. Thậm chí Le Monde còn nhận định một bí ẩn ở đây là thành công trong kinh doanh của gia đình Shuvalov là phần thưởng cho sự trung thành với Tổng thống Vladimir Putin.
Tiền vào như nước
Trong khi đó, theo dữ liệu của báo tài chính Barron’s, Công ty Sevenkey của bà Olga Shuvalova đã thu lợi được gần 70 triệu USD chỉ trong thương vụ mua cổ phiếu của doanh nhân Alisher Usmanov, người giàu nhất nước Anh (theo báo Sunday Times), tại Công ty Corus Steel. Thêm vào đó, theo các đánh giá khác nhau của báo Anh The Financial Times và báo Mỹ The Wall Street Journal, với phi vụ cổ phiếu của Công ty Khí đốt Gazprom khổng lồ, phu nhân phó thủ tướng đã bỏ túi khoảng 80 - 100 triệu USD. Điều đáng nói ở đây là năm 2011, ông Shuvalov kê khai thu nhập gia đình ở mức 376,6 triệu rúp nhưng trong số đó, bản thân ông chỉ kiếm được 9,6 triệu rúp. Chỉ một năm sau, năm 2012, ông trở thành quan chức có thu nhập hàng đầu trong chính phủ Nga với 226 triệu rúp.
Bà Olga Shuvalova Ảnh: PRAVDA O PUTINE
Trích dẫn thông tin của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICoIJ), báo The Guardian cho biết tên của bà Olga Shuvalova được nêu trong các danh sách chủ công ty đăng ký ở nước ngoài nói chung và ở quần đảo Virgin nói riêng. Theo thông tin đã được công bố, bà đứng tên đăng ký Công ty Plato Management cũng như một loạt công ty thuộc về hợp doanh Severin.
Vào cuối năm 2011, báo tài chính Barron’s đã viết về thỏa thuận năm 2004 với sự tham gia của Công ty Sevenkey (công ty con của Severin, theo báo The Guardian) đã được đăng ký tên bà Olga trên quần đảo Bahamas. Qua đó, gia đình vị quan chức cao cấp này đã nhận được 119 triệu USD. Theo thông tin của The Financial Times và The Wall Street Journal, năm 2004, khi chính phủ Nga chuẩn bị công cuộc cải tổ về tự do hóa việc kinh doanh giấy tờ có giá của Tập đoàn Khí đốt Gazprom, hợp doanh bà Olga đứng tên đã góp vốn 17,7 triệu USD vào đó. Bốn năm sau, số cổ phiếu này được bán ra với giá cao hơn số vốn bỏ ra nhiều lần.
Ông bà Shuvalov quen nhau năm 1988 khi cả hai cùng học Khoa Luật Trường Đại học quốc gia Moscow. Năm 1997, ông Shuvalov chuyển sang làm việc ở khu vực dịch vụ công. Từ đó, bà Olga Shuvalova dần trở thành một trong những nhân vật giàu có nhất trong danh sách vợ (hoặc chồng) của các quan chức nhà nước cao cấp. Năm 2012, bà đứng ở vị trí thứ ba trong danh sách những người giàu nhất nước và bạn đời của họ. Theo bản kê khai năm 2011, bà Olga Shuvalova thu nhập hơn 360 triệu rúp mặc dù bà không làm việc ở đâu và không có lương. Một người quen của gia đình Shuvalov cho biết số tài sản bà Shuvalova có được là khoản thu nhập từ công việc kinh doanh giấy tờ có giá. Cần lưu ý, sự kiện hoạt động kinh doanh của người phụ nữ này giúp cho đức phu quân của bà không cần phải báo cáo trước chính phủ về các khoản chi phí khổng lồ của mình. Theo luật pháp và các sắc lệnh gần đây của tổng thống Nga, giới chức sẽ phải kê khai khi chi tiêu vượt tổng thu nhập của gia đình trong vòng 3 năm.
TIN LIÊN QUAN
Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.
11/05/2022
77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…
10/05/2022
Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.
10/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022
Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.
28/04/2022
Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.
27/04/2022