Vietnews.ru
Tham khảo

Siêu lừa nước Nga: Siêu lừa đảo Mavrodi và mô hình MMM

02/02/2013 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Bằng những hoạt động của mình, MMM trở thành loại hình kinh doanh theo kiểu kim tự tháp tài chính Ponzi lớn nhất trong lịch sử nước Nga.
Từ một chàng sinh viên

Sau khi mãn hạn tù Sergei Mavrodi đã công bố khởi động dự án mới với tên gọi MMM -2011

Siêu lừa nước Nga: Siêu lừa đảo Mavrodi và mô hình MMM

Báo chí Nga ngay lập tức xôn xao với thông tin động trời: Sergei Mavrodi, kẻ gây nên vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi (kim tự tháp) lớn nhất lịch sử Nga, đã trở lại. Với cùng một chiêu thức tương tự như hồi đầu những năm 1990, hắn làm phá sản từ 10-15 triệu người và hàng chục người phải tự sát. Điều đáng nói là giới hữu trách dường như bất lực, ngồi nhìn kẻ được ví như Bernard Madoff của Nga hành động.

Mavrodi tên đầy đủ là Sergei Panteleevich Mavrodi sinh ngày 11/ 8/ 1955 trong gia đình có cha là thợ cơ khí và mẹ là một nhà kinh tế học. Mavrodi bị bệnh tim bẩm sinh khá nghiêm trọng và khi đó các bác sĩ đã dự đoán ông ta khó có thể sống qua tuổi 18. Thời niên thiếu, theo tự thuật của Mavrodi, ông ta có một trí nhớ phi thường. “Tôi có thể lặp lại đúng nguyên văn bất kỳ đoạn nào mà tôi đọc thành tiếng”. Mavrodi có năng khiếu với các môn toán và vật lý và nhiều lần chiến thắng các cuộc thi Olympic toán học và vật lý dành cho học sinh phổ thông.

Năm 1972 Sergei Mavrodi thi vào Học viện kỹ thuật vật lý Moscow. Là những người chiến thắng của cuộc thi Olympic vật lý phổ thông, Mavrodi chỉ cần đạt điểm tối đa (5 điểm) trong bài kiểm tra môn vật lý là được tuyển thẳng vào trường, tuy nhiên, vì một lỗi số học nên bài thi chỉ được 3/5 điểm. Sau đó Mavrodi nộp hồ sơ thi vào Khoa Toán học Ứng dụng của Học viện Kỹ thuật điện tử Moscow.

Thời sinh viên, Mavrodi nổi tiếng là người ham thích kinh doanh. Ông đã từng mở hiệu bán quần Jean và lập một ban nhạc chuyên phục vụ ở các nhà hàng để kiếm tiền.

Sergei Mavrodi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật điện tử Moscow và tiếp tục phát triển sự nghiệp kinh doanh của mình. Năm 1983 Mavrodi bị bắt giữ lần đầu tiên vì bán các sản phẩm băng đĩa video bất hợp pháp và có nguy cơ đối mặt với bản án hình sự. Nhưng may mắn đúng vào thời điểm đó quy định buôn bán mặt hàng này đã được sửa đổi, không lâu sau thì Mavrodi đã được thả ra.

Đến kẻ siêu lừa đảo

Năm 1989 Mavrodi sáng tập mô hình kinh doanh tập thể MMM. Trên cơ sở đó, ông ta thành lập hàng chục cơ sở kinh doanh, bao gồm cả công ty cổ phần MMM.

Bằng những hoạt động của mình, MMM trở thành loại hình kinh doanh theo kiểu kim tự tháp tài chính Ponzi lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ở vào thời kỳ đỉnh cao, mô hình này thu hút gần 15 triệu người tham gia. Đầu năm 1994 cổ phiếu của công ty được rao bán tự do. Trong khi đó Mavrodi quản lý công ty MMM chủ yếu qua điện thoại.

Mô hình MMM cam kết mức lợi nhuận lên đến 1.000%/tháng. Con số “không tưởng” này cộng với chiến dịch quảng cáo dày đặc trên các phương tiện truyền thông quốc gia, tiếp tục thu hút hàng triệu người tham gia. Nga lúc này vẫn đang trong thời kỳ tranh tối tranh sáng, khi Liên Xô vừa tan rã, người dân choáng ngợp trước “mô hình đầu tư” mới và dễ dàng rơi vào bẫy.

Theo tờ Moscow Time, trong thời hoàng kim, công ty MMM của Mavrodi thu lời nhiều tới mức nhân viên phải đếm tiền mặt theo đơn vị phòng (1 phòng đầy tiền, 2 phòng đầy tiền…).

Khoảng 3.000 tỷ rúp (1,5 tỷ USD theo tỷ giá khi đó) “bốc hơi” khi mô hình sụp đổ vào năm 1994 và ít nhất 50 người tự sát. Sau thời gian dài lẩn trốn, Mavrodi bị bắt năm 2003, nhưng chỉ bị xử về các vụ lừa đảo “nhỏ” khác, ngồi tù đến năm 2007 và nay ông ta một lần nữa “ám ảnh nước Nga”. Tuy nhiên, Mavrodi cho rằng, hệ thống MMM bị đổ vỡ là tại chính phủ, bởi lẽ đáng ra ông ta phải được phóng thích để trả lại tiền các nhà đầu tư từ 1,5 triệu cổ phần của ông ta tại Gazprom. Nhưng nhiều nhà chức trách đã không cho là như vậy.

Sau khi mãn hạn 4 năm tù, Sergey Panteleevich Mavrodi lại bắt đầu công việc kinh doanh của mình. Phiên bản MMM – 2011 ra đời.

Theo Thời báo Ngân hàng


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Hungary, quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu Nga, cho biết việc EU cấm vận dầu của Moscow sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của nước này.

Tham khảo,

11/05/2022

77 năm sau Thế chiến II, Ngày Chiến thắng phát xít 9/5 vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất của Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc đó đã in sâu vào nền văn hóa và chính trị Nga ngày nay, góp phần tạo nên bản sắc và thế giới quan của dân tộc Nga…

Tham khảo,

10/05/2022

Trái với dự đoán, ông Putin không tuyên chiến với Ukraine hay leo thang với phương Tây trong diễn văn Ngày Chiến thắng, mà đưa ra thông điệp trấn an người Nga.

Tham khảo,

10/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Giới phân tích cho rằng Ba Lan và Bulgaria có thể chống chịu việc bị Nga cắt khí đốt, nhưng Đức và Italy thì chưa rõ.

Tham khảo,

28/04/2022

Nga đặt mục tiêu mới "kiểm soát hoàn toàn Donbass" và miền nam Ukraine trong giai đoạn hai chiến dịch, khiến giao tranh khốc liệt có thể kéo dài nhiều năm.

Tham khảo,

27/04/2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

Du lịch thế giới và Việt Nam khi thiếu vắng khách Nga

Sự thiếu vắng khách Nga đang làm ảnh hưởng tiêu cực tới hy vọng sớm phục hồi du lịch ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.

04.04.2022