Tên lửa đạn đạo Trung Quốc là hàng 'nhái' của Nga?
Đây là loại tên lửa đạn đạn đạo liên lục địa dùng nhiên liệu rắn 3 giai đoạn, được xem là sản phẩm đời sau của Đông Phương 31 với tầm bắn được nâng lên đến 12.000 - 15.000km.
Theo các chuyên gia quân sự, DF41 ra đời sau khi Trung Quốc nghiên cứu thêm 1 giai đoạn bay nữa cho DF31.
Theo các trang mạng quân sự phương Tây, khi được thêm giai đoạn thứ 3, tầm bắn và phạm vị tấn công của DF41 được nâng lên rõ rệt, hơn nữa nó không bị ràng buộc về kích thước để đặt lên các tàu ngầm như DF31.
Trung Quốc hi vọng trong tương lai, đây sẽ là trụ cột cho lực lượng tên lửa của quân đội nước này.
Các tên lửa DF41 của Quân đoàn Pháo binh số 2, đơn vị đang quản lí loại tên lửa đạn đạo liên lục địa này của Trung Quốc
Tuy nhiên, giới phân tích cho biết, công nghệ của DF41 rất giống với SS-27 Topol-M (RS-12M Topol) - Tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn đơn của Nga.
Những công nghệ này có thể đã được Trung Quốc mua lại hoặc sao chép như cách mà họ thường làm với một số sản phẩm quân sự khác của Nga.
Trung Quốc tham vọng có thể phát triển để DF41 có khả năng mang duy nhất một đầu đạn đơn có sức nổ từ 350 - 1.000 kiloton.
Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và công nghệ sản xuất vũ khí của họ. Hiện nay, các tên lửa DF41 được thiết kế để mang nhiều đầu đạn công suất thấp (từ 50 - 100 kiloton). Còn nếu so với tên lửa của Mỹ, Nga, cái gọi là tên lửa liên lục địa của Trung Quốc còn đang thua xa.
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, quân đội Mỹ đang sở hữu các tên lửa đạn đạo liên lục địa như Minuteman III, mang được 3 đầu đạn hạt nhân, trọng lượng 1.1 tấn, tầm bắn 12.900km và MX Peacekeeper, mang được 10 đầu đạn hạt nhận, trọng lượng 3.95 tấn, tầm bắn 11.000km.
Tất cả các đầu đạn được trang bị cho 2 loại tên lửa này của Mỹ đều thuộc tầm trung với sức nổ mỗi đầu đạn lên đến hàng trăm kiloton.
Những hình ảnh về DF41 được vận chuyển ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên internet Trung Quốc
Với DF41, Trung Quốc có thể đưa Nga, Ấn Độ và cả Mỹ và tầm ngắm của mình, nhưng vấn đề hiện nay của họ chính là hệ thống dẫn đường còn chưa hoàn thiện.
Trong tương lai hệ thống dẫn đường của Nga là cái đích họ muốn hướng đến để trang bị cho DF41 và hướng tới xây dựng hệ thống di chuyển và phóng độc lập. Khi đó nó sẽ trở thành một loại tên lửa hàng đầu cực kì hiệu quả của Trung Quốc.
Đó là chuyện của tương lai, còn giờ đây, DF41 được dùng nhiều hơn vào mục đích chính trị và trấn an dư luận về các áp lực liên quan đến những mối đe dọa chiến lược hiện nay.
Nguồn tin quốc phòng giấu tên của phương Tây nói, những mục tiêu của Trung Quốc có thể được giải quyết bằng các tên lửa tầm ngắn mà nước này đang sở hữu.
TIN LIÊN QUAN
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022