Vì sao Nga “mạnh tay” cải tổ Bộ Quốc phòng?
Giới phân tích cho rằng, điều này cho thấy quyết tâm của Tổng thống Putin tiến hành cải tổ Bộ Quốc phòng Nga- vốn bị chỉ trích gay gắt trong thời gian gần đây liên quan đến tình trạng các đơn đặt hàng quốc phòng vừa qua không được ký kết và hoàn thành đúng thời hạn, cũng như tình trạng tham nhũng tràn lan trong quân đội Nga, làm ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu và công cuộc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang LB Nga. Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, nhưng điều lạ lùng là vũ khí của họ chưa bao giờ mạnh trong những cuộc đấu thầu.
Từ những năm 1990 đến nay, vũ khí Nga luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các quốc gia muốn tăng cường tiềm lực quân sự của mình. Bắt đầu là chương trình mua sắm ồ ạt của Trung Quốc trong những năm 1990, tiếp đến là chương trình mua sắm quy mô lớn của Ấn Độ, Algeria, Venezuela, khu vực Đông Nam Á và một số quốc gia Trung Đông, Châu Phi khác. Thế nhưng, vũ khí Nga luôn có một “hồ sơ vô duyên” trong các cuộc đấu thầu, trong đó Ấn Độ là nơi mà vũ khí Nga gặp trục trặc nhiều nhất.
Thất bại tại thị trường lớn như Ấn Độ đã đành, ở các thị trường nhỏ, vũ khí Nga cũng chật vật tìm chỗ đứng. Các thế lực phương Tây luôn tìm cách giành giật \'\'miếng bánh\'\' béo bở này bằng cả những thủ đoạn công khai lẫn bí mật. Nhưng suy cho cùng, vẫn là do công nghiệp quốc phòng Nga chưa thể hồi sinh sau sự sụp đổ của Liên Xô và hiện rất khó có khả năng để thực hiện các hợp đồng quân sự lớn.
Nhìn lại những hợp đồng lớn mà Nga đang thực hiện cho các đối tác đều bị chậm, vì nhiều lý do. Những cơ sở quốc phòng Nga hiện tại thiếu công nghệ, yếu năng lực để cạnh tranh với các nhà thầu quốc phòng phương Tây. Đặc biệt, công nghệ điện tử của Nga còn nhiều hạn chế so với phương Tây, điều đó cũng làm giảm tính cạnh tranh của vũ khí Nga. Và nạn quan liêu, tham nhũng đã góp phần làm thui chột nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh dưới thời Liên Xô.
Không những thế, Bộ Quốc phòng nước này vẫn không ngừng mua sắm vũ khí ở nước ngoài. Dư luận Nga đã có lý khi cho rằng, sự tham nhũng, lũng đoạn của các quan chức quốc phòng là lý do để Bộ Quốc phòng Nga nhập khẩu vũ khí.
Bộ Quốc phòng Nga còn nhiều việc phải làm để có thể lấy lại sức mạnh và tính cạnh tranh cao như thời Liên Xô. Để làm được điều này cần một quá trình cải tổ quy mô lớn với nhiều chính sách mang tính chiến lược, trong đó việc cải tổ nhân sự Bộ Quốc phòng mà Tổng thống Putin đang tiến hành là khởi đầu. Không loại trừ khả năng trong thời gian tới, một số nhân vật cấp cao của Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp tục bị thay thế.
TIN LIÊN QUAN
Sau khi phải vật lộn với nhiều thách thức về cung ứng hậu cần trong giai đoạn đầu cuộc chiến, Moskva đã quay trở lại với phương pháp vận chuyển có từ thời Liên Xô – đó là phát huy tối đa vai trò của đường sắt.
15/06/2022
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.
12/06/2022
Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
12/06/2022
Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).
09/06/2022
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022