Vì sao Liên Xô thua Mỹ trong cuộc đua lên Mặt trăng?
Nguyên nhân chính khiến Liên Xô thua Mỹ trong việc đưa con người đổ bộ lên Mặt trăng vào những năm 60 của thế kỷ trước là mâu thuẫn giữa hai nhà thiết kế Liên Xô về việc lựa chọn động cơ cho tên lửa đẩy siêu nặng, ông Mikhail Marov, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) cho biết.
"Một trong những nguyên nhân là các cuộc thảo luận kéo dài giữa Korolev (nhà thiết kế chính về tên lửa và công nghệ vũ trụ Sergei Korolev - chú thích biên tập) và người phụ trách thiết kế về động cơ Valentin Petrovich Glushko, trong việc lắp đặt những động cơ nào trên tên lửa đẩy hạng nặng N-1", - ông nói khi phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến "Lịch sử khám phá các hành tinh xa xôi và cuộc chạy đua lên Mặt trăng", do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tổ chức tại Paris.
“Thực chất, việc không đạt được thỏa thuận giữa những người bạn cũ, nhưng rồi lại trở thành những người đối kháng nhau về phương diện kỹ thuật, chính là vướng mắc khiến chúng tôi hồi đó không giành được kết quả khi đua tranh với người Mỹ trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng”, - Viện sĩ Marov nói thêm.
Ông giải thích rằng khi đó Korolev đã chọn gói hơn 30 động cơ cho tên lửa đẩy N-1, giải pháp này kém hiệu quả hơn so với sơ đồ bố trí các động cơ có công suất mạnh hơn do Glushko đề xuất.
Ông Marov nêu nguyên nhân thứ hai dẫn đến thất bại của Liên Xô trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng là việc Viện si Korolev đột ngột qua đời sớm vào tháng 1 năm 1966, người được ông đánh giá là không chỉ có tài năng về phương diện kỹ thuật mà còn có năng lực tổ chức hết sức to lớn trong việc quản lý hợp tác của cả trăm doanh nghiệp.
"Nguyên nhân thứ ba là tình trạng quản lý kém hiệu quả, không có đường lối rõ ràng và phương pháp tiếp cận hợp lý từ phía Chính phủ Liên Xô khi đó. Kết quả là kinh phí bị phân tán, chính sách cứng nhắc", - ông nói.
Giai đoạn những năm 1969-1972, trong khuôn khổ chương trình Apollo của Mỹ đã thực hiện 6 chuyến đổ bộ lên Mặt trăng, 12 phi hành gia của NASA đã hạ cánh xuống bề mặt của hành tinh này. Chương trình N1-L3 của Liên Xô để đưa một phi hành gia lên Mặt trăng đã bị đình lại sau 4 lần phóng tên lửa đẩy N-1 gặp sự cố vào những năm 1969-1972.
Theo Sputnik
TIN LIÊN QUAN
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021
Sinh ngày 18/6/1901, công chúa Nga Anastasia được đồn là thành viên duy nhất trong gia đình Sa hoàng Nicholas II còn sống sau năm 1918. Vì vậy, những câu chuyện về Anastasia khiến công chúng tò mò về sự thật - giả.
16/02/2021
Tình yêu của Margarita dành cho Einstein là chân thành, trong sáng, nhưng đối với cơ quan tình báo Liên Xô lúc đó, đây quả là một cơ hội ngàn vàng.
31/01/2021
Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân của Mỹ và các đồng minh NATO đã phải giải bài toán khó: phát triển các phương tiện đủ năng lực thâm nhập mạng lưới phòng không ngày càng dày đặc và tinh vi của các nước khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt trên đất Liên Xô, theo Military Watch.
04/01/2021
Cuộc đời chính trị của Eduard Shevardnadze, cựu Ngoại trưởng Liên Xô là một hiện tượng kỳ lạ trên chính trường Xô Viết. Ông thuộc phe cánh Đoàn TNCS. Trên con đường công danh, lúc ông thuộc nhóm này, lúc phe kia. Các nhóm có ông, lúc thăng, lúc trầm, nhưng riêng ông chỉ có thăng chứ không có trầm.
13/12/2020