Vietnews.ru
Tham khảo

Chiến lược đối ngoại của Nga năm 2011

01/02/2011 (Đọc 10 phút)

Xem thêm:

Năm 2010, Nga và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xích lại gần nhau hơn, không phải về mặt địa lý mà là trên phương diện chính trị. Có thể nói, số phận của Nga không tách rời số phận châu Á, nhất là từ khi Mát-xcơ-va chủ trương tham gia tích cực quá trình liên kết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vừa qua, Mát-xcơ-va lại chính thức công bố ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nga trong vài năm tới vẫn kế tục đường lối chiến lược của năm 2010, đó là tiếp tục thâm nhập các thị trường ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài châu Á - Thái Bình dương, các quốc gia phương Tây và khu vực Trung Á cũng là những địa bàn mà Nga không thể bỏ qua...

Chiến lược tại châu Á - Thái Bình dương

Các nhà phân tích cho rằng, việc Mát-xcơ-va vừa chính thức công bố ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga những năm tới là thâm nhập các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình dương, cho thấy “Chú gấu trắng” Mát-xcơ-va đánh giá cao vai trò của khu vực này và đã biết khai thác thuận lợi của mình khi vừa được Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) mời tham dự kể từ năm 2011.

Trên thực tế, Mát-xcơ-va chỉ vừa hướng sang phía Đông từ vài năm qua, sau một thời gian dài chú trọng phát triển quan hệ với các đối tác phía Tây, mà hiệu quả không mấy rõ rệt. Nhìn về quá khứ, các đối tác phương Tây của Nga từng cam kết ủng hộ Mát-xcơ-va tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng sau 17 năm tốn bao giấy mực đàm phán, đến nay kết quả đạt được vẫn rất “trừu tượng”, chỉ là sắp sửa được tiếp nhận vào sân chơi thương mại lớn nhất thế giới này, mà chưa hề đạt được một thời hạn chót cụ thể nào. Trong khi đó, hợp tác của Nga với các nước trong EAS chỉ hơn nửa thập kỷ qua đã mang lại những kết quả hiện hữu, mà gần đây nhất là sự “trình làng” một cặp tiền tệ mới trong trao đổi thương mại quốc tế, đó là cặp đồng nhân dân tệ (của Trung Quốc) và đồng Rúp (của Nga). Rõ ràng, các nước láng giềng của Nga ở châu Á - Thái Bình dương biết cách chinh phục Nga bằng hành động hơn là chỉ bằng lời nói.

Không chỉ đánh giá cao “tấm thịnh tình” của một số nước khu vực châu Á - Thái Bình dương, hơn ai hết, Nga cũng nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của ASEAN trên bản đồ địa chính trị thế giới. Với khoảng 550 triệu dân và tổng trị giá sản phẩm nội khối đã vượt quá nửa nghìn tỉ USD, ASEAN thực sự là một thị trường khổng lồ và phát triển năng động, mà bằng chứng là các quốc gia của khu vực này vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế dương ngay trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu. Vị trí địa lý của các quốc gia ASEAN cũng thật “đắc địa”, bởi nó nằm tại trung tâm giao thông thế giới với 1/3 khối lượng lưu thông thương mại thế giới đi qua eo biển Ma-lắc-ca; 1/2 trữ lượng tiêu thụ dầu mỏ thế giới được vận chuyển thông qua eo biển Ma-lắc-ca và Xin-ga-po. Rõ ràng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hoá kinh tế, ý nghĩa về vị thế của khu vực này sẽ chỉ tăng lên. Và Nga không thể bỏ qua mối lợi này. Bên cạnh đó, Nga cũng nhận thức rõ có thể tận dụng mối quan hệ đối tác với các quốc gia ASEAN như một “bàn đạp” giúp phát triển nền kinh tế quốc nội tại các khu vực Xi-bê-ri và vùng Viễn Đông. Thật là “một công đôi việc”!

Về phía mình, các nước ASEAN cũng nhận thức rõ mối lợi hiện hữu trong phát triển quan hệ với Nga, trước hết là nhằm tiếp cận nguồn nhiên liệu giàu có của nước Nga, và sau đó là tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 17 triệu ki-lô-mét vuông, chiếm 1/9 diện tích toàn cầu, trải dài qua 9 múi giờ (Nga mới quyết định giảm từ 11 xuống còn 9 múi giờ từ đầu năm 2010). Thêm vào đó, Nga còn là đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Uy tín của Nga trên vũ đài quốc tế cũng là một bảo đảm giúp giải quyết các vấn đề khu vực.

Tiềm năng lớn như vậy, song thật đáng tiếc, trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa Nga và ASEAN vẫn còn tồn tại quan điểm và những cách tiếp cận cũ, cản trở giao thương giữa hai bên. Hiện giá trị các hợp đồng thương mại giữa Nga và ASEAN mới chỉ dừng lại ở con số khiêm tốn, không quá 7-8 tỉ USD, trong khi đó, tiềm năng cho phép hai bên có thể nâng con số này lên tới 40-50 tỉ USD vào năm 2020.

Trong năm 2010, bên cạnh việc chú trọng tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các quốc gia ASEAN, Nga cũng chú trọng phát triển các mối quan hệ thân thiện với các quốc gia khác, không phân biệt nước lớn hay nước nhỏ, như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, hoặc quốc đảo Nau-ru, Niu Di-lân...

Phát biểu về chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Nga, Ngoại trưởng nước này Xéc-gây La-vrốp tuyên bố Nga sẽ ưu tiên sử dụng các cơ hội thuận lợi để bán nhiên liệu thô cho các thị trường đang thiếu năng lượng trong khu vực. Ngược lại, các nước ở khu vực này cũng sẽ có cơ hội đầu tư vào Nga. Tuy nhiên, ông X. La-vrốp cho rằng, để thâm nhập toàn diện nền kinh tế toàn cầu cũng như khu vực châu Á - Thái Bình dương, Nga nên từ bỏ quan điểm đang phổ biến hiện nay là coi hợp tác quốc tế chỉ như một phương tiện đáp ứng các nhu cầu gia tăng ngân sách quốc gia.

Giành lại ảnh hưởng tại khu vực Trung Á

Ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nga cũng dần nhận thấy họ đang để khu vực Trung Á, vốn được coi như “sân sau” của mình, tuột vào tay người khác. Đã đến lúc Nga cần phải lấy lại ảnh hưởng của mình tại khu vực này, nếu không muốn để mọi sự trở nên quá muộn. Chiến lược đối ngoại này của Nga được thể hiện tương đối rõ nét qua sự chi phối của Nga đối với hai tổ chức khu vực là Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (ODKB) và Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Cả hai tổ chức này trong năm qua đều đã tổ chức các hội nghị thượng đỉnh tại Mát-xcơ-va và đây là biểu hiện mới nhất của Nga về chính sách khôi phục vị thế của mình trong khu vực. Dưới ảnh hưởng của Nga, các nước SNG đã ký kết thoả thuận thương mại tự do trong khuôn khổ SNG; vai trò của ODKB cũng được mở rộng, nhất là việc được phép can thiệp khi xảy ra tình trạng bất ổn ở các nước thành viên. Các nhà phân tích cho rằng, nỗ lực của Nga đang phát huy tác dụng. Rõ ràng, Nga không thể để người khác “lấn lướt” quá sâu vào “sân sau” của mình, đồng thời đang chủ trương “tranh thủ” những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, để ngăn chặn một trong những thách thức địa chính trị nghiêm trọng - đó là sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực này.

Nhìn lại quá khứ, Nga đã tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trong không gian SNG trong suốt gần 2 thập kỷ qua, mà bỏ qua sự lớn mạnh “âm thầm” của Trung Quốc trong khu vực này trên cả hai phương diện kinh tế và đầu tư. Hiện nay, sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc trong không gian hậu Xô-viết, đặc biệt là ở các nước Trung Á, lớn hơn Nga rất nhiều cả về thương mại lẫn đầu tư. Tuy nhiên, giờ đây Nga cũng nhận thấy sự phát triển của Trung Quốc đã làm rung chuyển thế giới. Cơn khát các nguồn tài nguyên và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng của Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng đòi hỏi “định nghĩa lại” nền kinh tế và thể chế chính trị toàn cầu hiện nay.

Tiếp tục “dĩ hoà vi quý” với phương Tây

Trong năm 2010, Nga đã cố gắng cải thiện quan hệ với phương Tây. Nước này đã giải quyết được một vụ tranh cãi lớn về biên giới với Na Uy, và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với U-crai-na, sau khi một nhà lãnh đạo thân Nga lên cầm quyền ở nước này. Nhưng thay đổi lớn nhất của Mát-xcơ-va là mối quan hệ giữa Nga với Ba Lan và Mỹ. Quan hệ giữa Nga và Mỹ đã vượt qua được nhiều thử thách: vụ đường dây gián điệp Nga tại Mỹ bị tiết lộ chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép thăm Oa-sinh-tơn; vụ trục xuất tay “lái súng” người Nga Vích-to Bâu-tơ từ Thái Lan sang Mỹ; làn sóng chống đối đang gia tăng của phe Cộng hoà sau cuộc bầu cử tại Mỹ đối với hiệp ước START mới... Chú ý đến cái lợi trong hợp tác với Mỹ, Nga đã nhượng bộ nước này trong một số vấn đề như huỷ bỏ việc bán tên lửa chống máy bay dùng để bảo vệ các cơ sở hạt nhân của I-ran.

Hiệu quả từ chính sách ngoại giao mềm mỏng này đã đem lại kết quả tốt đẹp: Hiệp ước START mới đã chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn ngay trước lễ Giáng sinh; con đường gia nhập WTO của Nga sau nhiều chông gai trong quá trình đàm phán đã trở nên hanh thông hơn với sự ủng hộ từ phía Mỹ... Bên cạnh đó, Nga cũng đạt được những thành công nhất định khi buộc được NATO phải nhìn nhận lại vai trò của mình trong các công việc quốc tế. Tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Li-xbon đã nhất trí hợp tác với NATO về phòng thủ lên lửa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, NATO và Mát-xcơ-va sẽ hợp tác để tự vệ. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt thật sự trong quan hệ giữa Nga với phương Tây.

Rõ ràng, quan hệ Nga - Mỹ trong năm qua đã có dấu hiệu nồng ấm và mục tiêu cơ bản của chính sách ngoại giao Nga trong năm nay vẫn là tiếp tục theo kịp các xu hướng này.

Sau nhiều diễn biến thăng trầm trong năm 2010, có thể nói, Tổng thống Đ. Mét-vê-đép và Thủ tướng V. Pu-tin vẫn kiên quyết theo đuổi đường lối hoà giải giữa Nga với phương Tây. Đây tiếp tục là điểm cốt lõi trong đường lối đối ngoại của Nga trong năm 2011 này./.

Theo www.tapchicongsan.org.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022