Đằng sau cuộc tập trận lớn nhất từ thời Liên Xô của Nga
Những cuộc thao diễn quân sự quy mô lớn diễn ra tuần trước ở Siberia và Viễn Đông, tiếp tục là đối tượng bình luận của các nhà phân tích quân sự.
Nhiều quan sát viên nước ngoài nhìn thấy đợt tập trận này như là sự phô trương cơ bắp đồng thời là dấu hiệu về mối lo ngại của Nga trước những nguy cơ từ phía Trung Quốc và Nhật Bản.
Trên thực tế, kỳ thao diễn không gắn với lo ngại của Matxcơva về thái độ của nước láng giềng này hay quốc gia lân cận khác.
Ban lãnh đạo Nga đang cố gắng phân tích kết quả của công cuộc cải tổ quân đội đại qui mô, tiến hành trong nước từ năm 2008, và hoạch định phương thức mới về kiểm soát chu trình chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu của quân đội, - như ý kiến của chuyên viên Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga
Cuộc diễn tập mà trong thành phần tham gia ngoài các quân nhân của Quân khu Đông còn có một số đơn vị của Quân khu Trung tâm, đã là đợt "kiểm tra bất thường" về trình độ sẵn sàng chiến đấu.
Không hề có cảnh báo và sự chuẩn bị trước, quân đội nhận được lệnh rút khỏi địa điểm đồn trú thường xuyên và triển khai thi hành nhiệm vụ thao diễn giao phó đột ngột. Và đây không phải là lần thứ nhất diễn ra "tổng kiểm tra bất thường về trình độ sẵn sàng chiến đấu".
Đợt kiểm tra đầu tiên được tiến hành vào tháng Hai 2013 và với lực lượng của các Quân khu Trung tâm Quân khu Nam.
Khi đó, ban lãnh đạo Bộ Quốc phòng tuyên bố rằng động thái thanh tra không báo trước với hàng loạt đơn vị liên kết sẽ trở thành hiện thực thường xuyên.
Hồi tháng Ba, cuộc kiểm tra tương tự diễn ra với một bộ phận của Quân khu Nam và khu vực bờ Biển Đen. Tháng Năm, đợt thao diễn bất thường thực hiện ở lực lượng thuộc Quân khu Tây.
Chiến cơ Su-35S của Nga
Trong tất cả các trường hợp, tham gia hoạt động diễn tập có ban chỉ huy quân sự đạo cấp cao, không chỉ riêng ở cấp Bộ Quốc phòng, mà còn ở cấp toàn quốc.
Một phần của kịch bản tập trận là kiểm tra hệ thống điều khiển chỉ huy. Mệnh lệnh tập trận do đích thân Tổng thống Vladimir Putin kiêm Tổng Tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Nga ban ra.
Trong đó mệnh lệnh về bắt đầu cuộc thao diễn của các đơn vị Quân khu Nam đã được truyền đi từ khoang chuyên cơ Tổng thống, vào thời điểm khi ông Putin đang bay đi thực hiện chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Nam Phi.
Như vậy, dù là bất thường không báo trước nhưng cuộc tập trận ở Quân khu Đông vẫn là nằm trong khuôn khổ hiện thực thường xuyên này. Đồng thời, cũng có khác biệt so với những đợt kiểm tra trước, về cơ số thành viên tham gia cũng như trang bị của các quân nhân.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga
Trong những cuộc kiểm tra trước đây, thường là với số lượng binh sĩ tương đối nhỏ, từ 7.000 đến 9.000 quân. Thêm nữa, kiểm tra trước hết là hệ thống điều khiển và liên lạc, giao thông vận tải cũng như tính cơ động của các đơn vị.
Đợt kiểm tra đột xuất về trình độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhằm mục đích đào tạo binh sĩ và đánh giá kết quả của cuộc cải cách quy mô lớn diễn ra trong quân đội Nga từ năm 2008.
Mục tiêu cải cách này thay thế trình độ cơ động của quân đội theo mẫu hình Liên Xô có khả năng thực hiện những chiến dịch quân sự qui mô lớn chỉ trong điều kiện huy động rất nhiều quân dự bị, sang thành qui mô nhỏ gọn hơn nhưng luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Sự gia tăng về cơ số lực lượng có khả năng ngay lập tức triển khai thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, là mục tiêu cơ bản của cải cách quân đội. Vì thế hoàn toàn dễ hiểu là ban lãnh đạo Nga lựa chọn chính hình thức kiểm tra như vậy thông qua diễn tập quân sự.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga
Quân khu Đông là lớn nhất ở Nga về tỷ lệ địa bàn. Ngay từ thời xô-viết ở đây vẫn bảo lưu cơ sở hạ tầng đáng kể và dựa trên nhóm quân lớn. Đương nhiên, Nga thi hành những biện pháp để giữ gìn những cơ sở và lực lượng này theo đúng nề nếp cần thiết.
Đồng thời có giả thiết rằng những đội quân này có thể được sử dụng cho hoạt động chiến sự tại những khu vực khác. Thí dụ, trong quá khứ, cả các đơn vị của Quân khu Đông ngày nay cũng đã từng tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu ở vùng Bắc Kavkaz.
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có một số ổ bất ổn tiềm ẩn. Tại địa bàn này có nhiều khả năng hơn so với châu Âu về nảy sinh khủng hoảng quân sự với hậu quả không thể lường trước. Minh chứng cụ thể về điều đó là những sự kiện gần đây trên bán đảo Triều Tiên.
Những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Nga cho thấy rằng, đặc điểm này đã được tính đến trong kế hoạch xây dựng quân đội.
Hiện tại, Nga không thấy ở đây có mối đe dọa đối với mình từ phía bất kỳ quốc gia nào đó, không dự phần vào những mâu thuẫn khu vực, còn tranh chấp lãnh thổ của Nga với Nhật Bản là vấn đề mang tính chất lâu dài và khó có thể thành nguồn gốc gây đối đầu quân sự.
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022