Vietnews.ru
Tham khảo

“Đại gia” sòng bạc Macau tiến vào Nga

06/07/2013 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Thông tin về sự xuất hiện của một sòng bạc mới được xem như cú hích lớn cho ngành công nghiệp bài bạc của Nga...

“Đại gia” sòng bạc Macau tiến vào Nga
"Đại gia" sòng bạc Lawrence Ho của Macau.

“Đại gia” sòng bạc hàng đầu Macau, ông Lawrence Ho, lên kế hoạch trở thành nhà điều hành sòng bạc nổi tiếng đầu tiên ở Nga. Công ty của tỷ phú casino này đang chuẩn bị mở một sòng bạc ở khu vực biên giới của Nga với Trung Quốc và Triều Tiên.

Báo Wall Street Journal cho biết, kế hoạch trên của ông Lawrence Ho được vạch ra khi Nga bước vào cuộc cạnh tranh thu hút những con bạc cỡ bự của châu Á - đối tượng đã đưa Macau trở thành trung tâm của ngành casino toàn cầu.

Nguồn tin thân cận tiết lộ với Wall Street Journal, một công ty của tỷ phú Lawrence Ho đã ký thỏa thuận để mở một sòng bạc ở ngoại ô thành phố Vladivostok thuộc vùng Primorye. Đây là một khu vực rộng lớn ở phía Đông của nước Nga, sát biên giới giữa nước này với Trung Quốc và Triều Tiên.

Theo dự kiến, sòng bạc trên sẽ mở cửa đón khách vào nửa cuối của năm 2014. Đây sẽ là một trong những casino đầu tiên mở cửa ở Nga sau khi nước này ban lệnh cấm vào năm 2009, chỉ cho phép hoạt động sòng bạc ở 4 đặc khu. Theo nguồn tin, hiện công ty của Lawrence Ho vẫn đang thảo luận về quy mô của dự án và chưa đi tới quyết định cuối cùng.

Thông tin về sự xuất hiện của một sòng bạc mới được xem như cú hích lớn cho ngành công nghiệp bài bạc của Nga, quốc gia hiếm khi nằm trong danh sách cân nhắc của các công ty casino do những lo ngại về sự thiếu vắng một cơ chế minh bạch đối với hoạt động quản lý các sòng bạc ở nước này.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, việc Nga có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía Đông Bắc, mức thuế thấp, và mức vốn đầu tư tối thiểu tương đối thấp là những điều kiện đủ hấp dẫn để thu hút các công ty sòng bạc nước ngoài. Các chuyên gia ước tính, các công ty điều hành casino có thể chỉ cần bỏ ra một đôi trăm triệu USD là đủ để bước chân vào thị trường Nga, so với số tiền hàng tỷ USD phải chi để xây dựng những tổ hợp sòng bạc-nghỉ dưỡng ở Macau.

“Nhiều người không nhận ra rằng Vladivostok là đất Nga, nhưng lại là một cơ hội cho các công ty sòng bạc tại châu Á”, ông Dean Macomber, Chủ tịch công ty Macomber International có trụ sở tại Mỹ chuyên tư vấn cho các casino ở Nga, nhận xét.

Theo dự báo của công ty Gaming Market Advisors thực hiện cho chính quyền vùng Primorye, doanh thu ngành sòng bạc của vùng này ban đầu sẽ đạt 1,2 tỷ USD mỗi năm, rồi tăng lên khoảng 5,2 tỷ USD trong vòng 1 thập kỷ sau đó. Công ty này cũng ước tính rằng, mức thuế mà các sòng bạc nộp cho nhà chức trách Primorye sẽ chỉ từ 3-7% doanh thu, thấp hơn nhiều so với mức thuế 93% ở Macau.

Tỷ phú Lawrence Ho đã và đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài Macau, nơi duy nhất ở Trung Quốc cho phép đánh bạc. Cha của tỷ phú này là “trùm” sòng bạc Stanley Ho đã độc quyền lĩnh vực sòng bạc ở Macau cho tới khi chính quyền của đặc khu hành chính này cho phép các công ty sòng bạc nước ngoài vào hoạt động cách đây hơn 1 thập kỷ.

Năm ngoái, doanh thu sòng bạc ở Macau đạt mức 38 tỷ USD, cao gấp 6 lần tổng doanh thu của các sòng bạc ở Las Vegas Strip của Mỹ. Ông Lawrence Ho hiện đang xây một tổ hợp casino-resort ở Philippines, dự kiến đi vào hoạt động trong năm tới.

Giữa năm ngoái, chính quyền vùng Primorye đã mời thầu các dự án casino trong vùng. Tháng 3 năm nay, báo chí Nga đưa tin, vùng Primorye đã chọn được 5 công ty sòng bạc tiềm năng từ Mỹ, Malaysia, Macau và Hồng Kông để trình bày thiết kế. Hiện chưa rõ các công ty này có thể xây sòng bạc ở Vladivostok.

Nguồn tin thân cận cho biết, công ty Summit Ascent Holdings mà ông Lawrence Ho nắm cổ phần 37% mới được chính quyền Primorye chọn cách đây vài tuần. Theo dự kiến, sòng bạc mà công ty này xây sẽ cách sân bay Vladivostok chừng 7 dặm.

Đối với khách chơi bạc ở phía Bắc của Trung Quốc, tới Vladivostok còn gần hơn tới Macau. Ở khu vực này, người Nga thường sang Trung Quốc mua sắm, còn người Trung Quốc rất thích đi Vladivostok để làm việc và nghỉ ngơi.

Ngoài Primorye, Nga cho phép hoạt động sòng bạc ở 3 vùng khác, bao gồm Kaliningrad, Altai và Krasnodar. Các vùng này đều ở những khu vực xa xôi của Nga và cách Trung Quốc xa hơn nhiều so với vùng Primorye.

Theo VnEconomy


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022