Đâu là sức mạnh thực sự của tàu ngầm Hải quân Nga
Hải quân Nga giờ phải gánh vác cùng lúc hai nhiệm vụ. Một mặt, Nga cần hoàn tất quá trình loại bỏ những tàu ngầm mà họ không cần dùng đến hoặc không có khả năng duy trì, một nhiệm vụ đang tiến gần đến giai đoạn cuối. Mặt khác, họ cần duy trì và hiện đại hóa lực lượng bị tinh giản của mình.
Trong khi đó, sự giúp đỡ của quốc tế đã tham gia giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, nhiệm vụ thứ hai là nhiệm vụ riêng của chính phủ Nga, Bộ quốc phòng và lực lượng Hải quân nước này.Lực lượng tàu ngầm được sử dụng để hỗ trợ một số nhiệm vụ. Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) được xem là một phần thuộc bộ tam hạt nhân của quân đội Nga và có nhiệm vụ tham gia ngăn chặn bằng hạt nhân được sử dụng làm vũ khí tấn công thứ yếu không dễ bị tổn thương.Tuy nhiên số lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo lại đang bị thu nhỏ và có lẽ lý do quan trọng nhất là hải quân nước này không thể duy trì nhiều tàu ngầm cho hoạt động tuần dương chiến đấu. Theo các nguồn tin thì hiện có không đến 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Nga làm nhiệm vụ tuần dương và từng có thời điểm không còn tàu nào làm nhiệm vụ này nữa.Trước đây thông thường lực lượng tàu ngầm nguyên tử “tấn công” hoặc phục vụ đa mục đích có nhiệm vụ chủ yếu là chống tàu chiến và chống tàu ngầm. Chúng được sử dụng vào việc tìm kiếm và phá hủy các tàu ngầm và tàu nổi trên mặt nước của đối phương. Có khẳng định cho rằng mục tiêu ưu tiên của chúng là các tàu sân bay Mỹ. Và như vậy, trọng tâm của nó là các tên lửa hành trình chống tàu chiến và ngư lôi, những mẫu mới nhất có cấu tạo rất phức tạp.
Nhiệm vụ tương tự cũng được giao cho các tàu ngầm diesel hoạt động ở các vùng nước khá nông gần bờ biển hoặc ở các vịnh hẹp. Gần đây nhất, các tàu ngầm tấn công cũng được lắp đặt tên lửa hành trình để chống các mục tiêu trên đất liền. Nếu không tính các tàu ngầm mang tên lửa hành trình thì tất cả vũ khí có trên tàu ngầm hiện nay đều là vũ khí thông thường tuân theo Sáng kiến Hạt nhân của Tổng thống Mỹ-Xô (PNIs).Mặc dù chi phí cho quốc phòng của Nga trong những năm gần đây tăng lên đáng kể nhưng chừng đó vẫn là chưa đủ trước vô vàn công việc với các nhiệm vụ phải hiện đại hóa, huấn luyện, duy trì và dỡ bỏ vũ khí hạt nhân. Giống như các lực lượng vũ trang còn lại khác, hải quân Nga cũng bị đau đầu về những khoản chi phí làm giới hạn khả năng tiến hành những lần tu sửa thường kỳ cần thiết đối với các tàu ngầm đang hoạt động và thậm chí chỉ là duy trì chúng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Mặc dù Hải quân Nga cơ bản đều đã hoàn tất quá trình nâng cấp 6 tàu ngầm SSBN lớp Delta IV còn lại đang hoạt động.
Họ hi vọng trước năm 2013 có thể giải tán phần lớn số các tàu ngầm Delta III còn lại. Cứ cho là có những vấn đề gặp phải trong các lần bắn thử nghiệm của tên lửa đạn đạo Bulava mới đang được phát triển cho các tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Borey mới thì vẫn có nhiều khả năng tỉ lệ những tàu ngầm phải loại bỏ sẽ nhiều hơn số cần được hiện đại hóa. Một vấn đề cơ bản khác của hải quân Nga là gánh nặng do những phán quyết chính trị trước kia và gần đây để lại. Những phán quyết này đặt ra những mục tiêu quá tham vọng mà khả năng tài chính hiện tại không thể kham nổi. Đây là vấn đề chính của hạm đội SSBN.Có một nghịch lý là, chính giai đoạn suy thoái lâu dài này đã giúp Nga tối ưu hóa hạm đội tàu ngầm và làm cho nó trở nên hiệu quả hơn về mặt chi phí. Các chương trình sắp tới sẽ tập trung vào phát triển thế hệ tàu ngầm nhỏ hơn, chi phí thấp hơn nhưng lại có hiệu quả tác chiến cao với công nghệ tiên tiến nhất.Hạm đội tàu ngầm chiến lược SSBN mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang bộc lộ nhiều điểm yếu. Hiện Nga có 16 tàu ngầm loại này và trong tương lai sẽ còn bị co lại một khi số tàu ngầm lớp Delta III không còn được sử dụng nữa. Những chiếc tàu ngầm loại SSBN lớn nhất và cũng đắt nhất trên thế giới (thuộc dự án 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) đang gần bờ vực tuyệt chủng khi chỉ còn một trong ba chiếc còn lại là Dmitry Donskoy hiện đang được sử dụng làm thử nghiệm cho tên lửa Bulava. Dự án tàu ngầm hiện đại lớp 667BDRM Delfin (Delfin IV), sức mạnh chính của hạm đội SSNB chỉ còn lại 6 chiếc trong khi người tiền nhiệm của nó là Kalmar thuộc Dự án 667BDR (Delta III) chỉ còn 5 chiếc. Quá trình hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm SSNB gần như giậm chân tại chỗ cho đến vài năm trở lại đây.
Tình trạng xuống cấp của lực lượng tàu ngầm SSNB có thể có căn nguyên từ sai lầm giữa thập niên 90 của chương trình phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo Bark mới sử dụng nhiên liệu thể rắn dựa trên phiên bản R-39 (SS-N-20) cũ hơn được triển khai trên các tàu ngầm lớp Akula theo Dự án 941 (Typhoon).
Loại tên lửa mới được cho là có thể giữ các tàu ngầm Akula ở trạng thái “lơ lửng” và kết quả là nó được triển khai trên loại tàu SSBN nhỏ hơn – tàu ngầm lớp Borey theo Dự án 955 được bắt đầu năm 1996.
Khi chương trình tàu ngầm lớp Bark kết thúc vào năm 1997 thì việc đóng chiếc tàu ngầm lớp Borey đầu tiên Yuriy Dolgorukiy cũng bị dừng lại. Năm 1998, chương trình tên lửa Bulava-30 mới được khởi động và tàu ngầm lớp Borey phải thiết kế lại cho phù hợp với loại tên lửa mới này. Quyết định này cũng làm xấu đi tình trạng của các tàu ngầm lớp Akula khi phải loại bỏ tàu Dmitry Donskoy sau được tu sửa lại để làm tàu ngầm thử nghiệm cho loại tên lửa đạn đạo mới. Mặc dù Yuriy Dolgorukiy hiện đang trải qua các thử nghiệm trên biển với Hạm đội Phương Bắc thì tương lai của chương trình tên lửa Bulava cũng bị đi vào ngõ cụt do có một số nghi vấn sau một loạt các lần bắn thử nghiệm thất bại.
Liên tiếp vào năm 2004 và 2006 có thêm hai tàu ngầm lớp Borey là Aleksandr Nevskiy và Vladimir Monomakh được hạ thủy và sẽ được biên chế vào Hạm đội Thái Bình Dương. Có vẻ như sau nhiều năm trì hoãn, thiếu kinh phí và những thất bại về thiết kế, Hải quân Nga lại đang ráo riết đưa loại tàu ngầm SSBN mới vào hoạt động sớm nhất có thể. Mặc dù có vô số những nhận định khác nhau nhưng người ta tin rằng lớp tàu ngầm mới cũng phải có từ 8 đến 10 tàu ngầm tên lửa chiến lược mặc dù những diễn biến trong tương lai có thể ảnh hưởng đến con số này.
Trái lại, cấu trúc của hạm đội tàu ngầm nguyên tử tiến công này được dự đoán là tương đối sáng sủa. Nó vẫn đóng vai trò chủ lực trong hạm đội tàu ngầm không chỉ bởi số lượng mà bởi cả khả năng tác chiến. Nhiệm vụ chính của các tàu ngầm hiện tại và tương lai lớp này là tìm và diệt tàu ngầm và tàu chiến đối phương, trong đó có cả tàu sân bay và các đội tàu sân bay cũng như các mục tiêu trên đất liền.Quá trình hiện đại hóa sẽ tập trung vào các thiết kế có từ cuối thập niên 70 và 80 manh nha vào cuối những năm cuối cùng của Liên Xô. Việc sản xuất các tàu ngầm nguyên tử tấn công lớn thế hệ thứ ba thuộc Dự án 945 Barrakuda (NATO gọi là Sierra I) và 945A Kondor (NATO gọi là Sierra II) bị dừng lại vào năm 1993. Chiếc tàu ngầm thứ 5 thuộc lớp này buộc phải hủy bỏ khi còn dở dang; đó là chiếc Mars thuộc Dự án 945B bị tháo dỡ ngay tại xưởng đóng tàu.
Chỉ còn hai chiếc loại này gồm Pskov và Nizhny Novgorod là còn duy trì hoạt động. Những hạn chế lớn nhất của các tàu ngầm này theo đánh giá ngày nay là chi phí quá cao mà khả năng tác chiến lại bị giới hạn. Lúc đầu chúng được thiết kế để chỉ dùng cho mục đích chống tàu ngầm mặc dù phiên bản cải tiến Dự án 945A cũng được trang bị tên lửa hành trình Granat (NATO gọi là SS-N-21 Sampson) giúp nó chúng có khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền.
Một số các tàu ngầm Shchuka thuộc Dự án 671RTM-RTMK (Victor III) hiện vẫn là một bộ phận của hạm đội này nhưng trong tương lai không xa chúng sẽ không còn được hoạt động nữa.Sức mạnh chủ yếu của hạm đội tàu ngầm nguyên tử tấn công nằm ở các tàu ngầm thuộc Dự án 971 Shchuka B (NATO gọi là Akula) là một cải tiến nho nhỏ từ Dự án 945 (NATO gọi là Sierra). Dự án 971 bắt đầu từ giữa thập niên 70 và chiếc tàu ngầm đầu tiên được hạ thủy năm 1984. Trong dự án này có tổng số 14 tàu ngầm được hoàn thiện, chiếc cuối cùng là Nerpa đi vào hoạt động năm 2006. Nga tiếp tục đóng thêm tàu ngầm lớp Nerpa cùng với các tàu ngầm khác sau khi việc triển khai xây dựng bị đóng băng vào những năm 1990 do thiếu kinh phí.
Các tàu ngầm thuộc Dự án 971 được biết đến nhiều nhất là tàu ngầm hiện đại nhất, chạy nhanh và êm nhất của Nga và có thể só sánh được với những tàu ngầm tấn công tiên tiến nhất của Mỹ. Một “lớp cốt lõi” khác là các dự án 949 Granit và 949A Antey mà NTO lần lượt gọi là Oscar I và Oscar II. Có 13 tàu ngầm loại này đã được xuất xưởng. Tuy nhiên không có báo cáo nào về việc Nga sẽ tiếp tục đóng thêm tàu ngầm mới thuộc các lớp này.Tương lai của hạm đội tàu ngầm tấn công của Nga được đặt vào dự án tàu ngầm tên lửa hành trình thế hệ thứ 5 Yasen, Dự án 885 (NATO gọi là Granay); chiếc thứ hai trong dự án này được hạ thủy năm 2009. Dự án 885 được kì vọng sẽ thay thế các dự án 945 và 949 hiện chỉ còn lại hai chiếc phục vụ trong lực lượng hải quân.
Số lượng tàu ngầm diesel còn khoảng 20 chiếc tập trung chủ yếu là các tàu ngầm lớp Varshvyanka thuộc dự án 877 sản xuất từ cuối những năm 80 đã được cải tiến khá nhiều. Một chiếc loại này có những cải tiến mới nhất được đưa vào sử dụng năm 2000. Công việc đóng các tàu ngầm loại này gần đây nhất được hoàn tất vào tháng 5/2005 nhưng lại cho mục đích xuất khẩu. Vào đầu năm 2005, tập đoàn đóng tàu Admiralty Shipyard ở thành phố St. Petersburg đã cho hạ thủy tàu ngầm mang tên St. Petersburg, tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp mới Lada thuộc dự án 677, một phiên bản cho xuất khẩu thuộc lớp này, Dự án 677E (Amur-1650) cũng sẽ được sản xuất trong tương lai gần.
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022