Đồng rúp Nga mất giá - Bài 1: Công chức không được ưu tiên
Thủ tướng Nga Medeved trả lời phỏng vấn
Đồng rúp Nga mất giá, liệu công chức không được hưởng ưu tiên như thời Liên Xô? Đó là một câu hỏi đặt ra với Thủ tướng Medvedev tối 11.12. Ông đáp rằng công chức sẽ chẳng được hưởng sự ưu ái nào: “Căn-tin ở trụ sở chính phủ chẳng khác những căn-tin khác”.
Ông Medvedev cũng nói sắp tới sẽ là thời khó khăn của toàn dân Nga, kể cả giới công chức, khi lịch sử 800 năm của đồng rúp (RUB) đang bị đe dọa:
Loại tiền chính thức quốc gia từ thế kỷ 13 này đang bị mất giá 40% so với đồng USD, dù Ngân hàng trung ương Nga (CBR) đã chi 70 tỉ USD từ quỹ dự trữ nhằm làm chậm tốc độ mất giá. Nỗ lực này cũng là chủ đề họp của CBR trong ngày 11.12.
Tuy nhiên, bất kỳ cơ may phục hồi được đồng rúp là rất mong manh, vào lúc sự mất giá là nỗi quan tâm hàng đầu của Điện Kremlin, và bắt đầu tác động tới người tiêu dùng Nga dưới dạng giá sinh hoạt tăng vọt.
Đến 18 giờ 50 phút tối 10.12, người Nga phải mất 54,65 rúp mới mua được 1 USD (mất giá 1,1%) và mất 67,92 rúp mới mua được 1 đồng euro (mất giá 1,6%), trong khi giá dầu chuẩn thế giới Brent hạ 3%, đạt 65 USD/thùng trong phiên giao dịch chiều ở Moscow.
Dầu khí xuất khẩu hiện là nguồn thu chính cho ngân sách Nga, nên giá dầu tăng - giảm đều có tác động mạnh vào ngân sách và từ đó tác động cả đến đồng rúp.
Theo Reuters, thị trường tiền tệ Nga tạm kềm giữ giá để chờ CBR có hành động can thiệp nào để bảo vệ đồng rúp, trong cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 11.12.
Kết quả thăm dò của Reuters cho thấy các chuyên gia dự báo CBR sẽ tăng lãi suất cho vay lên mức 10,5% từ ngày 11.12, nhằm cứu đồng rúp.
Ngày 10.12, Thủ tướng Medvedev thừa nhận nền kinh tế sẽ hướng tới sự suy thoái trong năm 2015 và nói sự suy yếu của đồng rúp đang làm nước Nga đau, mất hàng chục tỉ USD vì lệnh trừng phạt của phương Tây, với lý do Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Trước đó, Bộ phát triển kinh tế Nga dự báo kinh tế Nga sẽ suy thoái 0,8% trong năm 2015.
Ông Medvedev khuyến cáo Nga nên giảm thiểu sự lệ thuộc vào xuất khẩu dầu khí. Nhưng ông nói Nga vẫn còn nhiều hướng xử lý, như các công ty và ngân hàng vay tiền của châu Á, và khuyến khích dân Nga sử dụng hàng hóa nội địa để giảm lệ thuộc hàng nhập khẩu.
Ông nói thêm rằng kinh nghiệm lịch sử cho thấy: các cuộc cấm vận chẳng thể kềm hãm một đất nước quá lâu và như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói, ông bảo lệnh cấm vận làm tổn thương cả Nga lẫn phương Tây.
Ông bảo Nga mất “hàng chục tỉ USD” nhưng kinh tế EU mất 240 tỉ euro (49,5 tỉ USD) trong năm 2014 và thêm 50 tỉ euro nữa trong năm 2015.
Đây là một vấn đề tranh luận của dân Nga: có nên ngưng sử dụng đồng rúp mất giá và đổi qua tiêu bằng đồng USD.
Dịp cuối năm, sắp lễ tết và là mùa du lịch, nhưng việc đồng rúp mất giá đã làm tăng giá vé máy bay và xe lửa ra khỏi Nga, buộc các công ty vận chuyển lớn phải tăng giá vé hoặc đóng một số tuyến đường sắt (qua các nước Liên Xô cũ) không có lãi để giảm lỗ.
Nhu cầu du lịch nước ngoài giảm khi nền kinh tế bên bờ suy thoái và đồng rúp tiếp tục mất giá. Công ty đường sắt Russian Railways (Nga) dự báo lỗ 2 tỉ rúp (37 triệu SUD) từ hoạt động vận tải quốc tế trong năm nay, theo báo thương mại Kommersant. Các hãng hàng không cũng bị giảm doanh số do
Người Nga từ giàu đến trung lưu đều giảm chi tiêu du lịch, đổ xô mua xe con ngoại nhập như Audi, Porsche, Lecus, không để đồng tiền mất giá “bào mòn” nguồn tiết kiệm của họ, và cũng là cách “đón đầu” nguy cơ tăng giá xe trong năm tới vì kinh tế suy thoái, chứ không phải để chào đón Noel.
Theo Bloomberg, khoản tiết kiệm 1 triệu rúp hiện đổi được 18.600 USD, mất giá khoảng 4.650 USD kể từ ngày 1.11. Trong khi đó, giá xe con chỉ tăng từ 5-7%.
“Vào thời khủng hoảng, người dân xem xe là một cách đầu tư”, theo trưởng ban báo chí Andrei Rodionov của hãng xe Mercedes-Benz tại Nga.
Các sản phẩm như Iphone, tủ lạnh ngoại nhập… đều bán chạy. Khó thể có dữ liệu về doanh số các mặt hàng cao cấp, nhưng doanh số bán lẻ trong tháng 10 và tháng 11 ở Nga tăng cao và vượt dự đoán, dù cảm giác của người tiêu dùng vẫn là tiêu cực, theo thông tin của Cục Thống kê liên bang Nga.
Người ủng hộ Tổng thống Putin trưng bảng vẽ 1.000 rúp
Khi đồng rúp Nga mất giá, đã có ý kiến nên đổi mệnh giá đồng rúp (RUB). Hồi đầu tháng 12, Hạ nghị sĩ Roman Khudyakov gợi ý nên đổi mệnh giá để không tác động mạnh đến dân thường.
Nhưng các nhà kinh tế học phản đối, nói đổi mệnh giá trong tình hình hiện nay là “vô ích, hoàn toàn ngu ngốc”, theo Konstantin Sonin, phó hiệu trưởng đại học Higher School of Economics.
Ông nói: “Nếu chúng ta có lạm phát 1.000%/năm, thì sẽ tốt nếu gạt bỏ vài số 0”, trong khi tỉlệ lạm phát hiện vẫn dưới 10 %, dù mức lạm phát tăng trong năm nay.
Năm 1998, đã có 3 số không bị “chặt” (đúng theo nghĩa tiếng Nga của đồng rúp, vốn tách khỏi loại tiền hryvna hồi thời trung cổ) do lạm phát nhanh.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, ngành tài chính Nga luôn có những nỗ lực kiểm soát giá trị đồng rúp, lúc thành lúc bại.
Năm 1998, Nga xài cạn nguồn dự trữ ngoại tệ để bảo vệ
Năm 2008, Nga cũng áp dụng bài bản này nhưng thành công trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi CBR tung ra 200 tỉ USD để giảm tốc sự mất giá của đồng tiền Nga.
Nhưng ngày 10.11, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Nga, CBR tuyên bố thả nổi đồng rúp.
Nếu Nga không tái áp dụng các biện pháp can thiệp, một tỉ giá hối đoái thả nổi sẽ khiến ngân sách Nga có thể dễ dàng đối phó với giá dầu bất ổn hơn.
Vài năm gần đây, các quan chức Nga cũng tìm cách nâng giá trị đồng rúp với thế giới, như năm 2009, Tổng thống Nga lúc ấy là ông Medvedev thúc đẩy để đồng rúp trở thành một đồng tiền dự trữ của quốc tế. Ông phê phán việc thế giới lệ thuộc đồng USD.
Điện Kremlin cũng thúc đẩy kế hoạch lập một trung tâm tài chính toàn cầu ở Moscow và năm ngoái, CBR lập một biểu tượng chính thức cho đồng rúp.
Trong tình hình hiện nay, giáo sư sử học hưu trí Sergei Sorokoumov là người buồn nhất. Ông từng bỏ ra 25 năm để nâng tầm tự hào dân tộc Nga qua đồng rúp. Ông nói đồng tiền là “biểu tượng quốc gia cổ nhất của Nga”, có ý nghĩa quan trọng cho bản sắc Nga chẳng kém tiếng Nga.
Năm 2004, thành phố Dimitrovgrad (nam Nga, gần sông Volga) dựng tượng tôn vinh đồng rúp, theo gợi ý của Sorokoumov, người có quan hệ thân cận với thị trưởng.
10 năm sau, Sorokoumov đang vận động cho một tượng khác ở thành phố Samara lân cận. Đã có kế hoạch làm lễ đặt viên đá động thổ hồi tháng 7, nhưng người địa phương phản đối nên phải hủy.
Ông Sorokoumov ở Samara từng học kế toán, nói: những tượng đài mà ông đề xuất đều là biểu tượng niềm tin của nhân dân vào đồng rúp, nhưng “khi niềm tin đã mất, ngay cả CBR cũng chẳng thể làm gì được”.
Ông nói Nga còn nhiều việc phải làm, cảnh báo tình hình hiện rất nghiêm trọng, giống như thời Liên Xô chật vật năm 1991:
“Đồng rúp nay không còn được đề cao, không được quản lý bởi những người không quan tâm tới nhân dân.
“Nếu bạn muốn giết một đất nước, hãy giết đồng tiền của nước ấy”.
Theo http://motthegioi.vn
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022