Lấy SWIFT dọa Nga, lợi bất cập hại?
Hiện tại, xuất hiện nhiều lời kêu gọi từ phương Tây cấm nhà băng Nga tham gia vào SWIFT để trừng phạt quốc gia này vì khủng hoảng tại Ukraine. Ảnh: Dave Simons
Năm 1978, thị trường tài chính thế giới chứng kiến một sự cải cách ở sân sau, khi một nhóm các ngân hàng hình thành hệ thống giúp chuyển tiền vượt biên nhanh chóng, thay thế phương pháp telex lỗi thời và phiền hà.
Ngày nay, hệ thống nhắn tin tài chính điện tử của Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) trung chuyển hơn 5 tỷ tin nhắn liên ngân hàng mỗi năm.
Trong năm 2013, đây là kênh trung gian luân chuyển hàng nghìn USD giữa khoảng 10.500 ngân hàng, công ty tài sản và doanh nghiệp thành viên trên toàn thế giới.
SWIFT không sản sinh giao dịch chuyển tiền, không giữ tiền của khách, không dàn xếp thanh toán. Thay vào đó, nó chỉ phục vụ như một phương tiện truyền tin thanh toán quốc tế, giúp các giao dịch quốc tế diễn ra thông suốt và được lưu trữ.
Không có SWIFT, tốc độ của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế sẽ chậm lại đáng kể, đắt đỏ hơn và rủi ro hơn.
Tuy nhiên, tính thiết thực của hệ thống mang lại cho SWIFT một vai trò mới: Công cụ trừng phạt.
Năm 2012, Liên minh châu Âu đã ra luật yêu cầu SWIFT cắt kết nối của ngân hàng Iran có tên trong danh sách trừng phạt.
Hiện tại, xuất hiện nhiều lời kêu gọi cấm nhà băng Nga tham gia vào SWIFT để trừng phạt quốc gia này vì khủng hoảng tại Ukraine.
Một nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ đang xem xét biện pháp này. Không ngoại trừ khả năng nó sẽ xuất hiện trong lệnh trừng phạt mở rộng nhằm vào Nga, có thể được thông qua trong phiên họp Quốc hội Mỹ sắp tới.
Trước đó trong tháng Chín, Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua nghị quyết kêu gọi EU xem xét ban hành lệnh cấm. Ý tưởng này đã chia rẽ EU thành nhiều phe, trong đó Anh và Ba Lan là hai quốc gia phản đối mạnh mẽ nhất.
Lệnh cấm SWIFT trước đó được đánh giá là yếu tố khiến chính phủ Iran phải thương lượng chương trình hạt nhân. Trong điều kiện đầu tiên, chính quyền Tehran đã yêu cầu xóa bỏ lệnh cấm này.
Các nhà băng Iran bị cấm tham gia SWIFT vẫn có thể chuyển tiền bằng cách thuê đường điện thoại và fax từ các quốc gia đồng minh như Dubai, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Còn một cách khác là sử dụng những ngân hàng nội địa chưa bị cấm vận làm "chân gỗ".
Tuy nhiên, đi đường vòng tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Không những vậy, lệnh trừng phạt cũng sẽ khiến nhà băng phương Tây ngừng giao dịch với đối tác có tên trong sổ đen.
Theo lập luận của Thượng nghị sỹ Mỹ, điệp khúc lặp lại với Nga có thể tác động to lớn tới nền kinh tế vốn đã khốn đốn.
Ngân hàng Nga liên kết chặt chẽ thương mại quốc tế và thị trường vốn hơn Iran. Họ không chỉ là thành viên lâu năm của SWIFT, mà còn tham gia vào các mạng lưới có liên kết với SWIFT như Fedwire của Mỹ và Target2 của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Tờ Kommersant của Nga ghi nhận có tới hơn 90% giao dịch liên đới tới ngân hàng Nga là giao dịch vượt biên giới.
Hơn 90% giao dịch liên đới tới ngân hàng Nga là giao dịch vượt biên giới.
Các công ty nước ngoài làm ăn với Nga cũng sẽ chịu trận. Những quốc gia quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga như Đức và Ý cũng chẳng mấy mặn mà.
Quy định riêng của SWIFT cho phép hệ thống này ngăn chặn các nhà băng liên quan tới hoạt động phi pháp. Trên thực tế, SWIFT đã nhiều lần phát huy quyền hạn này.
Nhưng nếu nhiều lần bị trưng dụng làm công cụ trừng phạt, SWIFT có thể biến thành một phương tiện chính trị, từ đó hủy hoại tính trung lập vốn có.
Ngoài Iran và Nga, SWIFT từng bị lôi vào nhiều xung đột khác, mà gần đây nhất là mâu thuẫn giữa Israel và Palestine. Ai có thể dám chắc SWIFT sẽ không được dùng như một biện pháp giải tỏa mâu thuẫn Hong Kong - Trung Quốc một ngày nào đó?
Chưa hết, vai trò biến chất của SWIFT có thể gây nên xu hướng "kéo bè, kết phái". Ngân hàng Trung ương Nga đã âm thầm xây dựng một mạng lưới thay thế, trong đó có sự tham gia của Trung Quốc để nỗ lực xoay trục trung tâm tài chính của thế giới hướng Đông.
Đầu năm nay, Trung Quốc đã đồng sáng lập nhóm ngân hàng phát triển các quốc gia thuộc nhóm BRICS, cùng Nga, Ấn Độ và châu Phi.
Lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Nam Phi đồng sáng lập ngân hàng phát triển các quốc gia BRICS.
Để đối phó với việc thẻ của ngân hàng Nga phát hành bị phương Tây từ chối xử lý, giới nhà băng đang tính tới chuyển giao dịch thẻ sang lựa chọn thay thế tạm thời là dịch vụ UnionPay của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc và các quốc gia khác cùng nỗi lo bị phương Tây trừng phạt gia nhập kế hoạch của Nga, có thể một hệ thống giao dịch tài chính mới thay thế SWIFT sẽ được hình thành.
Với mục tiêu chính là tạo nền tảng chuyển tiền cho các quốc gia "né" trừng phạt, tính bảo mật của hệ thống này sẽ không được chú trọng như SWIFT.
Do tính chất là điều khiển luồng tiền của cả thế giới nên tính bảo mật của SWIFT rất cao, tin tặc chưa bao giờ tấn công được vào hệ thống này.
Theo số liệu của Ủy ban châu châu, trong giai đoạn từ tháng 10/2012 - 2/2014, thông tin từ SWIFT bao gồm số tài khoản, tên, địa chỉ, lượng giao dịch và vị trí chi nhánh… đã cho ra gần 5,500 manh mối giúp ích cho các đợt điều tra khủng bố của EU và Europol.
Chỉ mình những tài liệu này không thể vẽ nên bức tranh toàn cảnh của những hoạt động phi pháp, nhưng đôi lúc chúng bổ sung mắt xích còn thiếu trong chuỗi thông tin.
Đẩy SWIFT sa lầy vào cuộc chiến kinh tế có thể xói mòn chức năng này. Nhiều người lo ngại điều đó sẽ ngáng đường quá trình truy lùng tài chính của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Hầu hết nguồn thu của nhóm khủng bố này đến từ dầu mỏ, tiền chuộc bắt cóc và phí bảo kê. Với dòng tiền khổng lồ ra vào duy trì hoạt động của một tập đoàn tội ác lớn như vậy, chắc chắc IS ít nhiều phải thực hiện những giao dịch vượt biên.
"SWIFT là một thực thể toàn cầu. Dùng nó để phục vụ trừng phạt là một bước đi bất thường, chỉ nên được sử dụng trong những tình huống vô cùng bất đắc dĩ", một quan chức Bộ Tài chính Mỹ nhấn mạnh.
Khi SWIFT sập cửa với một số quốc gia, dòng tiền sẽ đổ vào các mạng lưới thay thế lỏng lẻo hơn, tạo điều kiện cho khủng bố và tội phạm mạng hoành hành, trong đó có cả quan chức chính phủ biến chất.
Đối với những tổ chức đe dọa an ninh toàn cầu, lệnh cấm SWIFT là một vũ khí quan trọng và phát huy tác dụng. Nhưng nó cũng là một công cụ đầy tính rủi ro.
Theo http://bizlive.vn
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022