Mỹ lấy lý do gì để phong tỏa tài sản quan chức Nga?
Lệnh trừng phạt được Mỹ đưa ra ngày 17/3 với 7 quan chức Chính phủ và nhà lập pháp cao cấp sau khi Nga kiểm soát Crimea. Trong số đó có cả Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, một số thành viên cao cấp Duma (Hạ viện Nga) và cố vấn của Tổng thống Putin. Hơn10 ngày trước, đích thân Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh tương tự nhưng không nêu rõ tên người bị trừng phạt.
Theo luật Mỹ, Tổng thống Obama có quyền trừng phạt tài chính các cá nhân, tổ chức... có hành động phương hại đến các lợi ích của nước này. Ảnh:
Nội dung của lệnh trừng phạt khá đơn giản, toàn bộ bất động sản, tài sản và những lợi ích tại Mỹ của các quan chức nêu trên đều bị phong tỏa. Điều này có nghĩa họ không thể chuyển giao, chi trả, xuất khẩu, rút ra hoặc có bất kỳ giao dịch nào với khối tài sản trên. Bên cạnh đó, những người trong danh sách sẽ bị cấm ra vào Mỹ do có thể gây nguy hiểm cho nước này. Các hoạt động đóng góp, hiến tặng có liên quan đến những người trong danh sách cũng không được phép.
Để đưa ra cơ sở pháp lý cho quyết định của mình, ngay trong sắc lệnh, Tổng thống Obama đã viện dẫn 4 đạo luật trong hệ thống pháp lý Mỹ, bao gồm Luật Tình trạng khẩn cấp quốc tế đối với kinh tế (IEEPA), Luật Tình trạng khẩn cấp quốc gia (NEA), Luật Nhập cư và Quốc tịch và Luật Liên bang Mỹ.
Các văn bản này cho thấy ông Obama, với tư cách là Tổng thống Mỹ, có quyền trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức có hành động đe dọa an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Các động thái của quan chức Nga được Mỹ coi là đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định… tại Ukraine.
Quyết định này đang gây ra nhiều nghi ngại đối với người nước ngoài, rồi đến một ngày tài sản của họ tại Mỹ có thể bị phong tỏa, thậm chí tịch thu sau quyết định của giới chức Mỹ.
Sắc lệnh được gửi tới các cơ quan thuộc Chính phủ Mỹ, ngân hàng và các tổ chức tài chính... nhưng chịu trách nhiệm chính là Văn phòng Kiểm soát các tài sản ngoại quốc (OFAC). Là một cơ quan thuộc Bộ Tài chính Mỹ nhưng hoạt động chủ yếu của OFAC lại là thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp từ Tổng thống, liên quan đến việc kiểm soát giao dịch và đóng băng tài sản liên quan đến các cá nhân, tổ chức do chính quyền nước này chỉ định.
OFAC được xem là cơ quan chủ chốt thực hiện các chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ - một công cụ quan trọng trong chính sách ngoại giao của nước này và được duy trì suốt nhiều thế kỷ qua. Đây được xem là chính sách hiệu quả và đỡ tốn kém hơn nhiều so với các chính sách can thiệp bằng vũ lực hay chính trị.
Trong thông cáo được phát đi ngay sau sắc lệnh của Tổng thống, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Jacob Lew nhân định đây là một quyết định hết sức nghiêm túc. Theo đó, nước này buộc Nga phải trả giá trước các sắc lệnh đầy khiêu khích quanh vấn đề Ukraine. Mỹ cũng sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt chính trị và kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Dù vậy, ông Jacob Lew cho rằng căng thẳng có thể dịu bớt nếu Nga lựa chọn những động thái thiện chí hơn với vấn đề này.
Theo http://kinhdoanh.vnexpress.net
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022