Vietnews.ru
Tham khảo

Mỹ nhúng tay vào thất bại chinh phục Sao Hoả của Nga?

18/01/2012 (Đọc 4 phút)

Xem thêm:

Một xung điện từ trạm radar trên Thái Bình Dương của Mỹ đang được điều tra với nghi vấn là nguyên nhân gây trục trặc cho vệ tinh thăm dò Sao Hoả Phobos Grunt của Nga.



Xuất phát với một sứ mệnh cao cả là tìm kiếm những mẫu đá của mặt trăng Phobos của Sao Hoả, nhưng ngay lập tức vệ tinh cùng tên đã biến thành nỗi buồn của người Nga khi gặp rắc rối sau khi xuất phát.

Một uỷ ban điều tra của Chính phủ Nga sẽ được lập ra để điều tra về những ảnh hưởng của xung radar Mỹ trong quỹ đạo thứ 2 quanh Trái Đất trước khi đi vào không gian đến Sao Hoả.

Người đứng đầu uỷ ban này là Yuri Koptev, cựu Giám đốc cơ quan không gian vũ trụ Nga Roscosmos. Họ cho biết Phobos Grunt sẽ trải qua một quá trình thử nghiệm với các xung điên tương tự như những gì phát ra từ hệ thống radar trên Thái Bình Dương của Mỹ.

Người đang đứng đầu cơ quan Roscosmos hiện nay, Vladimir Popovkin cho biết có thể Phobos đã gặp trục trặc do gặp phải sự can thiệp của các thế lực nước ngoài. Các chuyên gia đã không loại bỏ khả năng vệ tinh đã vô tình bị ảnh hưởng bởi các sóng điện phát ra từ radar trên đảo Marshall của Mỹ và gây ra các trục trặc trên vi mạch điện tử.
Mỹ nhúng tay vào thất bại chinh phục Sao Hoả của Nga?
Những nghi vấn được đặt ra xung quanh thất bại của việc phóng vệ tinh Phobos Grunt của Nga.


Thông tin trên được nhật báo kinh doanh Kommersant trích từ một nguồn tin cấp cao cơ quan không gian vũ trụ Nga. Ngoài ra còn có 1 nguyên nhân khác được đưa ra là do va chạm giữa vệ tinh Phobos Grunt và các thiên thạch trong không gian. Vì vậy việc vệ tinh này gặp trục trặc sẽ được điều tra cụ thể để xác nhận là tai nạn hay hành vi phá hoại.

Mặc dù không đề cập cụ thể nhưng các nhà điều tra Nga đã có nhắc đến Chương trình Nghiên cứu Cực quang tần số cao của Mỹ (HAARP - High Frequency Active Auroral Research Program). Đây là chương trình được phát triển vào năm 1993 dùng để nghiên cứu và tiến hành các thí nghiệm liên quan trên tầng điện li - cách mặt đất khoảng 1000km.

Một trong số khu vực có bố trí radar của HAARP là ở Alaska với 140 ăng ten trải rộng trên diện tích 13ha. Kết quả điều tra sẽ được công bố sơ bộ vào 20/1 và chính thức vào 26/1 tới. Việc trải qua các thí nghiệm với các sóng điện có thể giúp các nhà điều tra khẳng định hoặc bác bỏ nguyên nhân liên quan đến hệ thống radar của Mỹ.

Sự việc vệ tinh Phobos Grunt thất bại ngay sau khi phóng lên vũ trụ không chỉ thu hút được cộng đồng các nhà khoa học không gian, nó còn gây ra được sự chú ý đới với các quan chức chính trị cấp cao của Nga. Nó cũng đã dấy lên những gợn sóng trong quan hệ chính trị 2 nước vốn đang được cải thiện nhiều trong thời gian gần đây.

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho hay, khả năng bị phá hoại bởi radar Mỹ là hoàn toàn có căn cứ và họ được phép đặt ra giả thuyết này. Ông cũng là người đại diện của Chính phủ trực tiếp giám sát cuộc điều tra liên quan đến vệ tinh Phobos lần này.

Theo một số ý kiến thì đây có thể là cách mà Mỹ dùng để kìm hãm sự phát triển của ngành không gian vũ trụ Nga. Giả thuyết này còn được thêm sức thuyết phục hơn nữa khi Mỹ vừa kết thúc chương trình tàu con thoi nổi tiếng của mình vào năm ngoái. Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào uy tín ngành vũ trụ Mỹ, nơi mà đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự xuống dốc của nền kinh tế; theo đó các chi phí liên quan đến nghiên cứu vũ khí và hàng không vũ trụ đã bị cắt giảm một cách đáng kể.

Dù sao đi nữa thì người Nga cũng sớm tìm ra nguyên nhân gây ra rắc rối cho vệ tinh thám hiểm Sao Hoả của họ. Cho đến lúc này Sao Hoả vẫn là hành tinh không thân thiện với người Nga nhất, kể từ năm 1996 đến nay, tất cả những vệ tinh phóng lên nhằm nghiên cứu sao Hoả của Nga đều thất bại.

Theo vtc.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.

Tham khảo,

12/06/2022

Đồng nội tệ của Nga mạnh có nguy cơ làm giảm sức hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu của Nga và là một đòn giáng mạnh vào nguồn thu ngân sách, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.

Tham khảo,

12/06/2022

Loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ khiến Nga đánh mất 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập, theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF).

Tham khảo,

09/06/2022

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Khám phá thiên nhiên tuyệt đẹp vùng Bắc Kavkaz, Nga

Dự kiến lượng khách đến thăm vùng Bắc Kavkaz sẽ tăng 10%, ít nhất lên đến đến 1,2 triệu người. Năm 2022, lần đầu tiên Bắc Kavkaz lọt vào top 5 điểm du lịch bán chạy nhất ở Nga, trong các công ty lữ hành.

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

06.06.2022

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022