Nga làm Trung Quốc “lạc đường” trong chế tạo động cơ máy bay
Từ năm 2000 đến nay, Nga đã bán gần nghìn động cơ RD-93 và AL31FN cho Trung Quốc. Rất nhiều người cho là Nga đã hồ đồ khi “nối giáo cho giặc”, thậm chí trong nội bộ Nga cũng có rất nhiều ý kiến phản đối. Thế nhưng đằng sau vấn đề này vẫn còn rất nhiều uẩn khúc.
Trung Quốc tiếp tục nhòm ngó động cơ của Nga
Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Trung Quốc lần thứ 9 (còn gọi là triển lãm hàng không Chu Hải 2012), tổ chức tại thành phố Chu Hải - tỉnh Quảng Đông đã khai mạc sáng 13-11. Phóng viên của thời báo Hoàn Cầu đã đến thăm gian triển làm của công ty tập đoàn chế tạo động cơ liên hợp của Nga và có cuộc phỏng vấn ông Evgeny Lavrov, phó trưởng đoàn triển lãm trang bị Nga.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề Nga có bán một số lượng nhỏ động cơ 117S cho Trung Quốc sử dụng trong nghiên cứu, chế tạo máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 hay không, ông Evgeny Lavrov đã đưa ra 2 câu trả lời.
Thứ nhất là, từ trước đến nay Nga không có bất cứ tiếp xúc nào với Trung Quốc về vấn đề này. Thứ 2, động cơ 117S-02 được trưng bày tại cuộc triển lãm lần này không phải là động cơ được sử dụng trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 của Nga mà chỉ là động cơ lắp đặt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 là Su-35.
chứ không phải là động cơ của nó trong tương lai
Khi được hỏi về vấn đề Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc bao nhiêu động cơ RD-93, ông chỉ cười và trả lời chung chung là “rất nhiều”, ngoài ra không tiết lộ thêm cụ thể số lượng là bao nhiêu và cụ thể kế hoạch hợp tác với không quân Trung Quốc như thế nào.
Tháng 7 năm 2010, cả 2 công ty chế tạo máy bay hàng đầu của Nga là Sukhoi và Mikoian đồng loạt kiến nghị với chính phủ Nga, phản đối hợp đồng bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc, nguyên nhân là do sợ ảnh hưởng đến gói thầu bán 32 máy bay Mig-29 cho Ai Cập.
Các chuyên gia Nga cho biết, tuy giá của FC-1 chỉ bằng 1/3 của Mig-29 (10 triệu/35 triệu USD) nhưng thua kém toàn diện về tính năng, nhất là độ gia tốc và độ bền của động cơ. Nếu Nga bán RD-93 cho Trung Quốc để họ lắp đặt trên những phiên bản xuất khẩu của FC-1 (ví dụ như JF-17 Thunder bán cho Pakistan) thì Ai Cập sẽ ngoảnh mặt với Mig-29.
Thế nhưng Nga vẫn tiếp tục bán động cơ cho Trung Quốc bất chấp mọi cố gắng ngăn cản của các công ty sản xuất máy bay nội địa. Về sau không rõ vì lí do gì, đột nhiên cả Mikoian và Sukhoi lại quay ngoắt 360 độ, tán thành việc xuất khẩu động cơ cho Trung Quốc.
Từ năm 2005, Trung Quốc đã mua được 100 bộ của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 động cơ RD-93 loại cải tiến và ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ.
Tương tự như thế, việc Nga bán động cơ AL-31FN cho Trung Quốc cũng đã gây nên rất nhiểu tranh cãi. Nhiều người đặt câu hỏi là không biết tại sao Nga vẫn cứ bán động cơ AL-31 FN cho Trung Quốc mặc dù biết rõ mười mươi là việc đó sẽ gây thiệt hại cho công nghiệp xuất khẩu máy bay Nga. Tính từ năm 2000 đến nay Nga đã ký 4 hợp đồng bán 399 bộ động cơ với giá hơn 4 triệu USD/chiếc cho Trung Quốc lắp ráp sản xuất máy bay J-10.
Vì sao Nga bán động cơ máy bay cho Trung Quốc?
Việc Nga vẫn tiếp tục bán động cơ máy bay cho Trung Quốc xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ yếu.
Thứ nhất là Nga biết rằng, ngoài vấn đề động cơ, các máy bay chiến đấu Trung Quốc còn lâu mới theo kịp trình độ công nghệ của Nga, việc có được động cơ tốt không có nghĩa là máy bay Trung Quốc đã sánh được với máy bay Nga.
Thứ 2 là, hiện mục tiêu hàng đầu của Nga là xuất khẩu Mig-31, Mig-35, Su-30, Su-34, những loại máy bay có thể đem lại nhiều lợi nhuận và giúp họ có thể sản xuất “ké” thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 cho lực lượng không quân của mình.
Do thiếu kinh phí, hiện nay Nga đang có xu hướng lợi dụng các hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu để kết hợp sản xuất thêm một số máy bay của mình. Vài năm nay, cứ mỗi năm không quân Nga lại nhận thêm các máy bay thế hệ thứ 4 mỗi loại 5 - 7 chiếc kiểu “ăn theo” này. Việc Trung Quốc xuất khẩu những máy bay thế hệ thấp có tác động rất ít đến công nghiệp xuất khẩu máy bay Nga và hoàn toàn không ảnh hưởng đến kế hoạch của họ.
Thứ 3 là, từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước đến nay, quan hệ Nga - Trung trở lên lạnh nhạt, trong đó một phần cũng xuất phát từ vấn đề Trung Quốc liên tiếp sao chép các loại vũ khí của Nga. Việc bán cho Trung Quốc loại động cơ đã lỗi thời, vừa không ảnh hưởng gì lại vừa giúp cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hơn nữa lại làm tăng mức độ phụ thuộc của công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc vào động cơ Nga thì tội gì họ lại không bán? Đây quả thực là một mũi tên trúng nhiều đích.
Thế nhưng, nguyên nhân thúc đẩy Nga tiếp tục bán động cơ cho Trung Quốc lại xuất phát từ một vấn đề hoàn toàn khác, chính điều này đã làm “lạc bước” cả nền công nghiệp sản xuất động cơ Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022