Vietnews.ru
Tham khảo

Nga sẽ lấy lại vị thế cường quốc?

07/02/2011 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

GS Joseph Nye, ĐH Harvard cho rằng Nga đã mất đi vị thế là nước công nghiệp phát triển dẫn đầu, nhưng vẫn có dư nguồn lực để đóng góp vào một thế giới toàn cầu hoá.


Trong những năm 1950, nhiều người Mỹ đã tỏ ra lo ngại Liên Xô sẽ vượt qua Mỹ trở thành cường quốc đứng đầu thế giới. Liên Xô có lãnh thổ lớn nhất thế giới, dân số lớn thứ ba thế giới, và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là nước sản xuất nhiều dầu và khí nhiều hơn cả Ả-rập Xê-út.

Hơn thế nữa, Liên Xô sở hữu gần một nửa số vũ khí hạt nhân của thế giới, có số quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhiều hơn Mỹ, số người được triển khai tham gia nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Nước này thử thành công bom hydro năm 1952, chỉ sau Mỹ một năm, và là nước đầu tiên phóng vệ tinh lên vũ trụ năm 1957.

Về sức mạnh mềm, hệ tư tưởng chủ nghĩa Cộng sản chiếm ưu thế tại châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào tư duy chống phát-xít, và tại thế giới thứ ba vì phù hợp với các phong trào giành độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi khi đó.

Nikita Khrushchev từng khẳng định ngay từ năm 1959, Liên Xô sẽ vượt qua Mỹ vào năm 1970, hoặc cùng lắm là năm 1980. Đến cuối năm 1976, Leonid Brezhnev nói với tổng thống Pháp rằng chủ nghĩa Cộng sản sẽ thống trị thế giới vào năm 1995. Những dự đoán đó càng được củng cố bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 5-6% và tỷ trọng sản lượng toàn cầu của Liên Xô tăng từ 11% lên 12,3% giai đoạn 1950-1970.

Tuy nhiên, rồi sau đó tăng trưởng và tỷ trọng sản lượng toàn cầu của Liên Xô bắt đầu bước vào thời gian dài suy giảm tệ hại. Năm 1986, Mikhail Gorbachev cay đắng thừa nhận nền kinh tế Liên Xô là "vô cùng rối loạn. Chúng tôi đã tụt hậu trong tất cả các chỉ số". Một năm sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Eduard Shevardnadze nói với cấp dưới của mình, "các bạn và tôi đại diện cho một đất nước vĩ đại mà 15 năm qua ngày càng mất đi vị thế là một trong những quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu".

Ngẫm lại thấy không khỏi ngạc nhiên vì những đánh giá quá thiếu chính xác của phương Tây về sức mạnh Liên Xô. Cuối những năm 1970, "Uỷ ban các mối nguy hiểm hiện tại" cho rằng sức mạnh của Liên Xô sẽ vượt Mỹ, và cuộc bầu cử năm 1980 thực sự đã phản ánh những nỗi lo sợ đó. Tuy vậy, năm 1991, Liên Xô đã sụp đổ.

Liên Xô tan rã khiến Nga bị thu hẹp đáng kể về lãnh thổ (76% diện tích của Liên Xô), về nhân khẩu (50% dân số Liên Xô), về kinh tế (45% sản lượng của Liên Xô), và về sĩ quan quân sự (33% của lực lượng vũ trang Liên Xô). Bên cạnh đó, quyền lực mềm của tư tưởng mà Liên Xô theo đuổi cũng yếu đi rất nhiều.

Tuy nhiên, Nga vẫn có gần 5.000 vũ khí hạt nhân được triển khai, và lực lượng vũ trang hơn một triệu người, dù chi tiêu quân sự chỉ chiếm 4% thế giới (so với 40% của Mỹ), và khả năng mở rộng sức mạnh ra toàn cầu bị tiêu hao nghiêm trọng.

Về nguồn lực kinh tế, GDP 2,3 nghìn tỷ USD của Nga chỉ bằng 14% của Mỹ, và thu nhập bình quân đầu người 16.000 USD (tính theo ngang giá sức mua) gần bằng 33% của Mỹ. Nền kinh tế nước này phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu khí, với công nghệ cao chỉ chiếm 7% hàng xuất khẩu (so với 28% của Mỹ).

Về sức mạnh mềm, mặc dù sức hấp dẫn của văn hoá Nga truyền thống, Nga đã không còn nhiều ảnh hưởng trên trường quốc tế. Như nhà phân tích người Nga Sergei Karaganov từng nói, Nga phải sử dụng "sức mạnh cứng, bao gồm lực lượng quân sự, vì nước này đang sống trong một thế giới nguy hiểm hơn nhiều và không có ai giúp đằng sau, Nga chẳng còn mấy sức mạnh mềm - tức sức hấp dẫn về xã hội, văn hoá, chính trị, và kinh tế".

Nga không còn hệ thống kế hoạch hoá tập trung cồng kềnh. Khả năng chia rẽ sắc tộc, dù vẫn còn là nguy cơ, nhưng đã giảm đi. Trong khi người dân tộc Nga chỉ chiếm 50% dân số Liên Xô, họ hiện chiếm khoảng 81% Liên bang Nga.

Các thể chế chính trị cần thiết cho một nền kinh tế thị trường hiệu quả phần lớn đều thiếu, và tham nhũng tràn lan. Chủ nghĩa tư bản của Nga không thể đảm bảo các cơ chế hiệu quả để tạo ra niềm tin trong các quan hệ thị trường. Hệ thống y tế công cộng lộn xộn, tỷ lệ tử vọng ở trẻ sơ sinh tăng, và tỷ lệ sinh giảm. Nam giới Nga thọ trung bình 59 tuổi - quá thấp với một nền kinh tế phát triển.

Các ước tính của các nhà nhân khẩu học Liên Hợp Quốc chỉ ra, dân số Nga có thể sẽ giảm từ 145 triệu người hiện tại xuống còn 121 triệu người vào giữa thế kỷ này.

Nước Nga đang đứng trước nhiều ngã rẽ. Ở một thái cực, có người coi Nga là một nền cộng hoà công nghiệp phiến diện, với các thể chế tham nhũng, các vấn đề dân số và sức khoẻ không thể khắc phục; và tất cả sẽ khiến sự đi xuống trở thành khó tránh khỏi.

Người khác thì cho rằng cải cách và hiện đại hoá sẽ cho phép Nga khắc phục được khó khăn, và giới lãnh đạo nước này đang đi đúng hướng. Cuối năm 2009, tổng thống Dmitri Medvedev ra lời kêu gọi khẩn cấp phải hiện đại hoá nền kinh tế, giảm phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên, và xoá bỏ tư duy cũ làm cản trở nỗ lực trở thành cường quốc thế giới của nước này.

Nhưng, như Katinka Barysch của Trung tâm Cải cách châu Âu nhận xét, quan điểm của các nhà lãnh đạo Nga về hiện đại hoá còn quá tĩnh, đặc biệt khi các thể chế nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả. "Một nền kinh tế hiện đại cần các thị trường mở, vốn mạo hiểm, doanh nghiệp có tư duy tự do, thủ tục giải quyết phá sản nhanh và bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ", bà nói. Thay vào đó, ở nước Nga lại có quá nhiều "độc quyền, tham nhũng, và sự can thiệp đến mức gây ngột ngạt của nhà nước, cùng hệ thống pháp luật yếu và chồng chéo".

Chính phủ thiếu hiệu quả và tham nhũng tràn lan đang khiến quá trình hiện đại hoá trở nên hết sức khó khăn. Peter Even, chủ tịch Ngân hàng Alfa, nhận xét, "về kinh tế, nước Nga có vẻ ngày càng giống Liên Xô, quá phụ thuộc vào dầu, họ cần vốn và cần cải cách nghiêm túc, trong khi gánh nặng xã hội đang rất lớn. Trì trệ là nguy cơ lớn". Một nhà kinh tế Nga thẳng thắn hơn rằng, "không hề có đồng thuận ủng hộ hiện đại hoá".

Dù kết quả sẽ như thế nào, vì sức mạnh hạt nhân còn dư, vốn nhân lực lớn, trình độ công nghệ thông tin cao, và vị trí nằm trên cả lục địa Á-Âu, Nga sẽ có nhiều nguồn lực để gây ra các vấn đề hoặc tạo ra những đóng góp to lớn cho một thế giới toàn cầu hoá.

Theo www.vinacorp.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022