Vietnews.ru
Tham khảo

Nga sẽ tiêu huỷ tàu ngầm lớn nhất thế giới?

28/09/2011 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Báo chí phương Tây hôm 29/9 loan tin Nga đang có kế hoạch loại khỏi trang bị các tàu ngầm chiến lược sử dụng năng lượng hạt nhân thuộc loại Typhoon, vốn lớn nhất thế giới và được xem như một trong những biểu tượng của cuộc chiến tranh Lạnh.

Tờ Telegraph dẫn một nguồn tin quân sự từ Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các tàu ngầm lớn nhất thế giới thuộc Dự án 941 Akula, còn được biết tới với tên Typhoon (Bão tố), sẽ bị đưa ra khỏi trang bị trước năm 2014 và đưa đi tiêu huỷ.

Vũ khí nguy hiểm nhất
Nga sẽ tiêu huỷ tàu ngầm lớn nhất thế giới?
Với kích cỡ khổng lồ, Typhoon là loại tàu ngầm lớn nhất từng được con người chế tạo.

Điều này có nghĩa 3 chiếc tàu ngầm còn lại thuộc loại Typhoon, gồm Arkhangelsk, Severstal và Dmitry Donskoi, đều sẽ bị phá huỷ. Thông tin hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Vysotsky, người tuyên bố với báo giới hồi tháng 5 năm ngoái rằng những chiếc tàu ngầm Typhoon sẽ được giữ lại để sửa chữa, hiện đại hoá và sẽ phục vụ cho tới tận năm 2019.

Typhoon là loại tàu ngầm chiến lược phát triển cho Hải quân Liên Xô trong những năm 1980. Với chiều dài 175 m, rộng 23 m, mức nước 12 m và lượng giãn nước lên tới 48.000 tấn, đây là chiếc tàu ngầm lớn nhất từng được xây dựng. Không gian bên trong tàu rộng tới mức nó đủ để cung cấp cho thuỷ thủ đoàn điều kiện sống rất tốt dù lặn dưới nước trong nhiều tháng.

Typhoon cũng nằm trong nhóm những tàu ngầm ít phát ra tiếng động nhất của Nga. Được trang bị hai động cơ sử dụng lò phản ứng hạt nhân OK-650, công suất 190MW mỗi lò, tàu có thể đạt tốc độ 22,2 hải lý (41,1km/h) khi nổi và 27 hải lý (50m/h) khi lặn. Độ sâu lớn nhất mà con tàu có thể đạt được là 400m dưới mực nước biển.

Ngoài 20 quả tên lửa đạn đạo chiến lược R-39 (NATO gọi là SS-N-20 Sturgeon) với tầm bắn 8.200km, mang theo 6-10 đầu đạn hạt nhân với sức nổ 100-200 kiloton, các tàu Typhoon còn có 6 ống phóng ngư lôi. 2 trong số này dùng để bắn các ngư lôi dò sóng âm Type 53, tên lửa đối hạm RPK-2 (NATO gọi là SS-N-15 Starfish) hoặc thả mìn. Một tàu ngầm Typhoon thông thường có khả năng lặn dưới nước liên tục tới 3 tháng và có thể lâu hơn nữa trong các trường hợp cần thiết như xảy ra chiến tranh hạt nhân.

Học thuyết của Liên Xô dành cho những tàu ngầm Typhoon là sử dụng chúng để bắn tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân trang bị cho tàu ngầm (SLBM) khi chúng đang lặn dưới các lớp băng vùng cực. Bằng cách này, người ta sẽ giữ cho con tàu an toàn khỏi các tàu ngầm tấn công và lực lượng chống tàu ngầm của địch. Typhoon được đánh giá là một trong những vũ khí nguy hiểm nhất, với khả năng bắn đi tới 200 đầu đạn hạt nhân trong một đợt tấn công, gây nên sức tiêu diệt vô cùng khủng khiếp.

Bị loại bởi "Gió vùng cực"

Các khoang phóng tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân trên tàu ngầm Typhoon.

Tuy nhiên để duy trì sức mạnh có một không hai này, các tàu ngầm Typhoon lại cần tới một khoản tiền không nhỏ, lên tới 300 triệu rúp/năm (khoảng 9 triệu USD) cho mỗi con tàu.

Vì vấn đề chi chí và để tuân thủ với hiệp ước START-2, Nga đã đưa ra khỏi trang bị 3 trong số 6 tàu ngầm Typhoon. Gần đây do thiếu hụt ngân sách hoạt động, Hải quân Nga chỉ có thể giữ 1 tàu Typhoon hoạt động liên tục và thường xuyên mang theo vũ khí hạt nhân, trong khi 2 tàu kia chỉ mang vũ khí thông thường.

Theo nguồn tin quốc phòng kể trên, sau khi Nga ký hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START -3) với Mỹ, các tàu ngầm Typhoon coi như đã hết đất sống. Hiệp ước ký kết hồi mùa Xuân năm ngoái giới hạn kho vũ khí chiến lược của Mỹ và Nga xuống còn 1.550 đầu đạn hạt nhân. Hơn 1.100 đầu đạn hạt nhân sẽ được các tàu ngầm thuộc Dự án 955 Borei và Dự án 667 BDRM Dolphin mang theo. Số đầu đạn còn lại có thể do lực lượng máy bay ném bom tầm xa chiến lược và lực lượng tên lửa chiến lược sử dụng. Trong khi đó, một tàu Typhoon chỉ có thể mang từ 120 - 200 đầu đạn hạt nhân và người Nga cũng không còn loại tên lửa R-39 phù hợp để lắp cho nó (hoạt động sản xuất tên lửa mới đã ngừng lại vào năm 1991 và nó bị huỷ bỏ hồi năm 2004).

Nhưng thực sự, nguyên nhân chính để Typhoon bị loại là những chiếc tàu ngầm chiến lược mới mang tên Borei (Gió vùng cực). Con tàu này hiện đại hơn, chỉ cần thuỷ thủ đoàn ít hơn 1,5 lần và việc phát hiện nó khó hơn nhiều so với "thùng phi di động" Typhoon.

Việc thử nghiệm Borei hiện đã kết thúc thành công và chúng được thiết kế để hoạt động tối ưu với loại tên lửa Bulava mới. Vì thế việc duy trì những chiếc tàu ngầm Typhoon đã trở thành vô nghĩa. "Typhoon là con tàu khổng lồ, lớn nhất thế giới và việc khai thác nó vô cùng đắt đỏ" - Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện nghiên cứu và đánh giá chiến lược - nhận xét về nguyên nhân khiến Typhoon bị loại.

Hoán cải hay tiêu huỷ?

Nhằm cứu vãn Typhoon, các chuyên gia từ Sevmash Enterprise, công ty chế tạo những chiếc tàu ngầm trên, nói rằng hoàn toàn có thể thiết kế lại để biến chúng thành tàu chở khí đốt, gas hoá lỏng và hàng hoá tới cho các trạm nghiên cứu vùng cực, hoặc tàu chở quân hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Nhưng giới phân tích đánh giá chi phí để chuyển đổi công năng của tàu cao tới mức khó khả thi.

Một khi bị loại khỏi trang bị của quân đội, các tàu Typhoon sẽ được huỷ bỏ theo một quy trình gồm nhiều bước. Trước tiên, người ta sẽ đưa nhiên liệu hạt nhân dùng dở ra khỏi lò phản ứng. Tiếp đó tàu được kéo lên vũng tàu cạn để các chuyên gia cắt bỏ lò phản ứng hạt nhân và tháo hết trang thiết bị, vũ khí ra khỏi vỏ tàu. Dự kiến quy trình huỷ bỏ các tàu Typhoon tốn kém 10 triệu USD/chiếc. Khoảng 2 triệu USD trong đó lấy từ ngân sách Nga và số vốn còn lại do Mỹ và Canada cung cấp.

Hiện giới chức quốc phòng Nga hiện chưa có tuyên bố chính thức nào về việc loại bỏ các tàu ngầm Typhoon. Hãng tin Nga RIA Novosti hôm thậm chí còn dẫn nguồn tin không nêu danh từ Bộ Quốc phòng bác bỏ việc các tàu Typhoon sẽ bị loại trong tương lai gần. "Bộ Quốc phòng không có những quyết định kiểu này. Các tàu ngầm vẫn nằm trong lực lượng Hải quân" - nguồn tin nói với RIA Novosti - "Vấn đề hiện nay chỉ là các tàu ngầm đó không có vũ khí R-39, bởi việc sản xuất chúng đã ngừng tại Ukraina trong năm 1991".

Theo thethaovanhoa.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru