Người thiết kế chiến lược xin tị nạn tại Nga cho Edward Snow
Cho đến bây giờ, Anatoly Kucherena vẫn đùa rằng, bức thư của Edward Snowden đã kéo ông vào “tâm bão” của vụ scandal liên quan đến Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Nhớ lại ngày đầu gặp Edward Snowden tại khu vực quá cảnh ở sân bay Sheremetyevo thuộc Thủ đô Moskva, Anatoly Kucherena nói: “Hôm đó là thứ hai, ngày 12/7, tôi cùng 9 nhà hoạt động nhân quyền và luật sư hàng đầu ở Nga tới sân bay để gặp Edward Snowden theo yêu cầu của anh này. Đây cũng là lần đầu tiên Edward Snowden xuất hiện trước công chúng kể từ khi tới Nga hồi tháng 6”. Cùng đi với đoàn các nhà hoạt động nhân quyền lần đó còn có luật sư nổi tiếng Moskva Genry Reznik.
Sau cuộc họp kín với những người này, Edward Snowden có hé lộ về việc muốn xin tị nạn ở Nga. Tuy nhiên, khi đó, Anatoly Kucherena không ngờ rằng ông đã được “người thổi còi” chọn làm luật sư đại diện cho mình. Anatoly Kucherena kể: “Khi đó, chúng tôi có nói chuyện một vài câu. Tôi cũng không để ý lắm. Nhưng sau đó, tôi đã nhận được thư của Edward Snowden gửi, khẩn thiết nhờ làm đại diện pháp luật cho anh”.
Sau vài đêm suy nghĩ, Anatoly Kucherena quyết định nhận lời và chính thức lên kế hoạch cho chiến dịch vận động giúp Edward Snowden xin tị nạn. Ông quay trở lại sân bay Sheremetyevo gặp Edward Snowden lần nữa và tư vấn viết đơn xin tị nạn gửi lên cơ quan di trú Nga. Tiếp đó, ông nhờ bạn bè dắt mối để gặp gỡ, nói chuyện với một số thành viên trong Thượng viện Nga, những người đang có ác cảm với chương trình do thám bí mật quy mô lớn PRISM của Mỹ.
Nhận thấy vai trò quan trọng của báo giới trong việc thông tin và gây sức ép lên chính quyền Washington và chính quyền Moskva, Anatoly Kucherena liên lạc với một số phóng viên là bạn của ông, nhờ họ viết bài về hoàn cảnh hiện nay của Edward Snowden và theo dõi phản ứng từ Nhà Trắng, điện Kremlin và chính phủ các nước khác. Anatoly Kucherena cũng chính là người đã tư vấn cho Edward Snowden từ bỏ việc nộp đơn xin tị nạn tới hơn 20 quốc gia khác. Quan điểm của ông là Edward Snowden chỉ nên theo đuổi một mục tiêu duy nhất là tị nạn ở Nga. Như thế mới dễ thành công.
Anatoly Kucherena là luật sư nổi tiếng ở Nga.
Rồi họ tranh luận về những cơ sở pháp lý ở Nga để đưa ra những tình huống giả định và cách đối phó hợp lý nhất. Anatoly Kucherena nhận định, dù Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder đã hứa sẽ không xử tử Edward Snowden khi bị dẫn độ về Mỹ thì cũng không chắc anh này sẽ được xét xử công bằng. Vì thế, cách tốt nhất để tồn tại là phải xin tị nạn. Anatoly Kucherena nói: “Tôi không có tham vọng chính trị lớn lao. Tôi chỉ là một luật sư và làm việc theo trách nhiệm của một luật sư bảo vệ quyền lợi cho thân chủ của mình”.
Ngoài những bước tiến với các nhà làm luật ở Nga, Anatoly Kucherena còn dạy Edward Snowden cách thích nghi với cuộc sống mới là học văn hóa và ngôn ngữ Nga. Chính ông là người đã mua rất nhiều sách về pháp luật, xã hội Nga và cả những tiểu thuyết văn học nổi tiếng của Nga cho Edward Snowden. Hôm đưa cho cựu nhân viên CIA tờ giấy xác nhận rằng đơn tị nạn của anh đang được xem xét, ông đã kẹp theo cuốn tiểu thuyết “Tội ác và trừng phạt” của nhà văn Nga Fyodor Dostoyevsky.
Hiện tại, nhờ có sự giúp đỡ của Anatoly Kucherena, Edward Snowden đã có thể rời khỏi khu vực sân bay, tự do đi lại ở Thủ đô Moskva. Nhưng để đảm bảo sự an toàn tính mạng cho bản thân, Anatoly Kucherena vẫn khuyên anh nên tạm tá túc tại sân bay cho đến khi tìm được nơi ẩn náu thật sự an ninh. Hằng ngày, Edward Snowden vẫn nhận được sự động viên, quan tâm, thăm hỏi của đại diện nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới. Trong tuần cuối cùng của tháng 7, một đảng chính trị ở Nga còn quyên góp cho cựu nhân viên CIA này 3.000 USD trong vòng 1 tuần để anh tạm sinh sống trong thời gian chờ xem xét đơn xin tị nạn.
Năm nay 53 tuổi, Anatoly Kucherena là luật sư có tên tuổi ở Nga. Ông từng tham gia nhiều vụ án phức tạp. Chính Edward Snowden cũng thừa nhận rằng, anh chọn Anatoly Kucherena bởi trước đó, ông này là đại diện pháp lý cho nhà văn Platon Obukhov trong vụ kiện chống lại FSB. Anatoly Kucherena đã giúp Platon Obukhov thoát khỏi nguy cơ phải ngồi tù vì lời buộc tội làm gián điệp của Cơ quan An ninh liên bang FSB hồi năm 2001.
Tờ Pravda cho hay, Anatoly Kucherena sinh ra trong một ngôi làng nhỏ ở Moldova và từng phục vụ trong Lực lượng tên lửa chiến lược của Liên Xô (cũ). Sau đó, ông chuyển tới sinh sống tại Moskva làm việc trong Phòng Cảnh sát giao thông. Năm 1985, Anatoly Kucherena học tại Viện Nghiên cứu pháp luật Moskva và hoàn thành khóa học kéo dài 6 năm, trở thành luật sư. Hơn 20 năm qua, ngoài nghề làm thầy cãi, ông còn viết rất nhiều sách và thường xuyên xuất hiện trên các chương trình bình luận truyền hình.
Các khách hàng thuê ông làm luật sư thường là những người nổi tiếng. Như ông trùm giải trí Sergei Lisovsky chẳng hạn. Ông này bị bắt hồi năm 1996 nhưng sau đó đã được minh oan, nhờ vào tài cãi lý của Anatoly Kucherena. Hay như ca sĩ Nikita Mikhalkov; nhà làm phim – Giám đốc nhà hát Taganka Yuri Lyubimov… Đặc biệt, Anatoly Kucherena có kinh nghiệm đối phó với những biện pháp đòi dẫn độ của Mỹ mà điều này thực sự cần thiết và hữu ích đối với Edward Snowden. Cách đây vài năm. Anatoly Kucherena đã đại diện cho ông trùm mafia Alimzhan Tokhtakhounov (hay còn gọi là Taiwanchik) – người bị Mỹ truy đuổi với hàng loạt tội danh, trong đó có tội dàn xếp các sự kiện của Thế vận hội Olympic tại Salt Lake năm 2002.
Ông trùm này đã gọi điện cho Edward Snowden và nói: “Tôi biết, thật kinh khủng khi nằm trong danh sách những kẻ bị truy lùng nhất nước Mỹ. Nhưng nếu anh đã trả tiền cho Anatoly Kucherena, ông ấy sẽ bảo vệ anh đến cùng. Ông ấy sẽ làm tốt vai trò luật sư của mình”
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022