Những cung điện bí mật của giới siêu giàu Nga
Khuôn viên cung điện bí mật được biết tới với tên gọi Cung điện Istra, toạ lạc cách thủ đô Mátxcơva 52 km.
Một loạt các cung điện của những nhân vật siêu giàu ở Nga đã được tạp chí Forbes tiết lộ, trong đó có một biệt thự bí ẩn mang phong cách thế kỷ 18 được xây từ giữa những năm 2000 nhưng bị bỏ không.
Hàng trăm cung điện đã được xây dựng ở các vùng miền quê của nước Nga trong 15 năm qua khi những triệu phú mới nổi bắt đầu tìm cách để phô trương sự giàu có.
Ngôi làng Zukovka, nằm gần đường quốc lộ Rublovka ở phía tây Mátcơva, không thiếu những biệt thự rộng lớn: các lâu đài theo phong cách thời Trung cổ, các biệt thự kiểu thế kỷ 19 và những ngôi nhà ván kiểu Thuỵ Sĩ khổng lồ núp mình sau những hàng rào cao 3m và các máy quay an ninh.
Nhưng chủ nhân của các toà biệt thự này luôn bí mật và thường giấu biệt thự của họ bên trong những khu đất rộng lớn có nhiều cây cối bao quanh và được cảnh sát bảo vệ an ninh.
Mùa hè năm 2009, một phi công nghiệp dư đã phát hiện một khu biệt thự rộng lớn toạ lạc bên bờ một hồ nước tại khu vực Mátcơva. Báo chí Nga từng rộ lên tin đồn ai đã xây biệt thự và tại sao nó lại bị bỏ không.
Các bức ảnh chụp từ trên cao mà phi công tải lên mạng cho thấy một cung điện kiểu thế kỷ 18 toạ lạc giữa một khu đất rộng lớn, có các thác nước, sân và các quả đồi nhân tạo.
Địa điểm rộng 32 héc-ta này, nằm gần ngôi làng Berezhki, cũng có một nhà nghỉ và một cung điện cung điện nhỏ hơn có hồ bơi và các phòng khách. Gần đó là một ngôi làng với những ngôi nhà khiêm tốn hơn, trong đó có một biệt trang viên kiểu Anh và một nhà kiểu Nhật cổ.
Ban đầu, có tin đồn là biệt thự được xây dựng cho Alexei Miller, giám đốc điều hành công ty năng lượng Gazprom. Báo chí đã đặt cho cung điện này biệt danh là “Millergof”, dựa theo Petergof, biệt thự xa hoa “nhái” cung điện Versailles của Pháp của Peter Đại đế ở ngoại ô thành phố St Petersburg.
Sau đó, một doanh nhân Nga sinh tại Jordan là Ziyad Manasir lên tiếng nói rằng ông xây cung điện này cho đại gia đình của mình.
Nhưng tạp chí Forbes phiên bản tại Nga khẳng định họ đã “giải mã” được điều bí ẩn liên quan tới ngôi biệt thự. Trích dẫn các nguồn tin giấu tên, Forbes cho hay công ty Gazprom đã uỷ nhiệm cho công ty Stroygazconsulting của ông Manasir xây dựng cung điện để làm nơi tổ chức các sự kiện chính thức và bán chính thức vào năm 2004.
Cung điện sau đó đã được xây dựng theo phong cách cung điện hoàng gia ở La Granja de San Ildefonso, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, việc thi công đã bị dừng năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính. Khi đó, dự án đã tiêu tốn 30 triệu USD.
Sau khi cung điện bị báo chí thổi phồng, tập đoàn Gazprom đã ngừng dự án này.
Forbes cho hay, giờ đây cung điện đang bị bỏ không, khiến ông Manasir, người sở hữu khối tài sản vào khoảng 900 triệu USD và là người giàu thứ 78 ở Nga - “không biết phải làm gì” với cung điện này.
Theo Telegraph/Dân trí
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022