Olympic 2014 để lại gì cho kinh tế Sochi?
Một người đàn ông chụp ảnh lễ khai mạc Olympic Sochi 2014 tại Nga. Ảnh: AP Photo/Petr David Josek
10 nước thưởng tiền mặt hậu hĩnh nhất cho 1 huy chương vàng OlympicNhững hình ảnh ấn tượng tại Olympic Sochi8 thành phố chi “đậm” nhất trong lịch sử OlympicBáo chí Nga khen Sochi “nức nở”Chùm ảnh lễ khai mạc Olympic Sochi 2014 “Nếu xem chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá độ thành công của thế vận hội, thì Sochi là kỳ Olympic thất bại nhất trong lịch sử, vượt mặt mọi đối thủ”, bà Janice Forsyth – Trưởng trung tâm quốc tế về nghiên cứu Olympic tại Canada nhận định.
Ban tổ chức Sochi đã vung tay rót 51 tỷ USD vào Thế vận hội, nhiều hơn 8 tỷ USD so với kỷ lục trước đó tại Thế vận hội mùa hè Bắc Kinh 2008.
Vấn đề là “rất hiếm khi, hầu như không bao giờ” Olympic mang lại lợi nhuận, ông Mauro Guillen – Giáo sư quản trị quốc tế tại Đại học Pennsylvania cho biết. “Nó rất đắt đỏ và cơ sở vật chất khó đưa vào sử dụng sau thế vận hội”.
Thêm vào đó, ông Forsyth cho biết: “Thường thì dư luận không bao giờ ủng hộ việc tổ chức thế vận hội, vì người nai lưng ra trả phí chính là dân thường”. Các chính phủ thường phải trả nợ sau Olympic hàng năm trời, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ.
“Thế vận hội hợp với những nước chuyên quyền nhất, vì chính phủ có khả năng sử dụng các nguồn quỹ công cộng để xoay xở mà không cần tiền của người dân”, ông cho biết.
Không những vậy, Hội đồng Olympic quốc tế cũng chẳng hỗ trợ một chút nào. Hiến chương đã ghi rõ: “Hội đồng Olympic quốc tế không có bất cứ trách nhiệm tài chính nào trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Olympic”.
Kỳ Olympic duy nhất thu lợi về cho thành phố chủ nhà là tại Los Angeles năm 1984. Thị trưởng trước đó đã cam kết với người dân rằng sẽ không động tới một đồng tiền thuế nào của họ, và ông đã giữ đúng lời hứa. Thay vào đó, Thế vận hội Los Angeles được tổ chức bằng các khoản tài trợ của doanh nghiệp.
“Sẽ rất thú vị khi xem Sochi tìm cách tận dụng cơ sở vật chất sau Olympic, cái gì giữ được và cái gì phải đập bỏ”. Bà Forsyth cho biết. Nếu không sẽ giống như sân vận động “tổ chim” của Bắc Kinh, sau Olympic, nó đã trở thành địa điểm du lịch xấu nhất và bẩn nhất của Trung Quốc.
Tốn nhiều công sức và thu về ít vốn, tại sao nhiều thành phố vẫn đăng cai Olympic?
“Thực ra nguồn cơn sâu xa không liên quan nhiều đến thể thao," bà Forsyth nói.
“Thế vận hội chỉ là cái cớ để thành phố và nước chủ nhà thu hút các nhà đầu tư”.
Cùng với các cơ sở vật chất xây mới cho Olympic, những cơ sở hạ tầng như sân bay, đường xá, cầu cống cũng sẽ được tân trang, là nguồn thu hút đầu tư.
Có nhiều thành phố đã tận dụng được Olympic như một bàn đạp để vươn lên như Tokyo (1964), Seoul (1988), Bắc Kinh (2008).
Salt Lake City là một ví dụ điển hình khác. Trước khi tổ chức Olympic 2002, đây là một thành phố trắng xóa và khô héo, Chủ tịch thành phố - Scott Beck cho biết.
Vậy mà chỉ hơn 10 năm sau, ngành du lịch của Salt Lake City đã bùng nổ nhờ bộ mặt mới sau Olympic.
“Mọi thứ thay đổi đột ngột sau thế vận hội, hiệu ứng vượt trội đến nỗi không ai có thể lý giải được, và ở ngay những địa phương mà không ai ngờ tới”, ông Beck cho hay.
Còn đối với Sochi, Guillen cho rằng tỷ lệ hiệu ứng đạt được từ chi phí là quá thấp.
Một vài khu quần thể đã được lên kế hoạch tái sử dụng vào tháng sau, khi Paralympic bắt đầu vào ngày 7/3.
Nhìn từ các thành phố trước đó, Turin (Olympic 2006, Ý) và Vancouver (Olympic 2010, Canada) vốn là hai thành phố công nghiệp đông dân từ trước Olympic. Còn Salt Lake City (Olympic 2002, Mỹ) và Nagano (Olympic 1998, Nhật Bản) là hai thành phố nhỏ xa trung tâm quốc gia.
Nhưng số liệu cho thấy ngành du lịch tại Salt Lake City, Torino và Vancouver chỉ tăng trong một khoảng thời gian lâu sau đó.
Ngành du lịch tại Utah của Salk Lake City tăng từ 4 tỷ USD năm 2001 lên 7,6 tỷ USD năm 2012, bà Beck cho biết.
Riêng bộ môn trượt tuyết đã thu hút mạnh khách, đón từ 2,8 - 4,2 triệu người chơi.
Tại Turin, số khách du lịch tăng gần gấp đôi, chạm hơn 1 triệu người trong năm 2012, Piedmont - nơi các bộ môn ngoài trời được tổ chức, thu hút gần 4,3 triệu khách trong năm 2012.
Còn ở Vancouver, khách du lịch nghỉ qua đêm tăng từ 4,1 triệu năm 2009 lên 4,4 triệu năm 2013.
Tại Sochi, với những khách đến từ Mỹ phải có visa, qua vòng kiểm duyệt, có thư giới thiệu để vào Nga, họ ít có khả năng quay lại thành phố du lịch sau Olympic, nhưng đây vẫn là điểm đến tiềm năng cho người Nga và công dân châu Âu.
“Kỳ Thế vận hội Olympic đã mang tới một cơ hội hiếm có để thúc đẩy du lịch trong khu vực,” Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak phát biểu.
Đây chỉ là tính riêng du lịch. Thế vận hội còn có nhiều tác động khác, như thu hút đầu tư vào khu vực.
Ví dụ, Salt Lake City hiện là đại bản doanh lớn thứ hai trên thế giới của ngân hàng Goldman Sachs. Nó là địa điểm tổ chức triển lãm thương mại của nhiều công ty, 34 doanh nghiệp đã chuyển văn phòng tới đây kể từ năm 2002.
Khi một thành phố phát triển, nó kéo theo cả nền kinh tế quốc gia phát triển, bà Beck cho biết.
Vậy hay chờ xem Nga và Sochi sẽ có những động thái gì để lấy lại cả vốn lẫn lời (hy vọng) từ Thế vận hội Olympic 2014.
Theo http://bizlive.vn
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022