Baltic Pipe giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga
Xuất khẩu dầu thô từ tất cả các thành viên thuộc OPEC đã giảm trong 25 ngày đầu tiên của tháng 9; đường ống Baltic Pipe sẽ giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga...
Xuất khẩu dầu của OPEC giảm trong tháng 9
Xuất khẩu dầu thô từ tất cả các thành viên thuộc OPEC đã giảm trong 25 ngày đầu tiên của tháng 9 so với cả tháng 8, theo dữ liệu từ Petro-Logistics.
Tính từ ngày 1/9 đến 25/9, xuất khẩu dầu thô của OPEC đạt trung bình 21,648 triệu thùng/ngày, thấp hơn 166.000 thùng/ngày so với mức xuất khẩu trung bình của OPEC trong cả tháng 8.
Theo Petro-Logistics, xuất khẩu dầu thô từ Iran giảm hơn 700.000 thùng/ngày. Xuất khẩu dầu từ nước Cộng hòa Hồi giáo, được miễn trừ khỏi thỏa thuận OPEC+, chỉ đạt trung bình 450.000 thùng/ngày từ ngày 1 đến 25/9.
OPEC+, bao gồm các thành viên OPEC là Iran, Venezuela và Libya được miễn trừ, có mục tiêu sản lượng dầu cao hơn 100.000 thùng/ngày trong tháng 9 so với tháng 8. Mức tăng chỉ kéo dài một tháng, sẽ bị đảo ngược vào tháng 10, nghĩa là các thành viên OPEC+ sẽ còn có sản lượng thấp hơn nữa trên thực tế so với hạn ngạch trong tháng này.
Trong tháng 8, OPEC+ tiếp tục khai thác sản lượng thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu khai thác dầu chung của nhóm, với khoảng cách giữa hạn ngạch và sản lượng thực tế nới rộng lên mức khổng lồ 3,58 triệu thùng mỗi ngày.
Baltic Pipe giúp giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Nga
Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Baltic Pipe nối từ Na Uy đến Ba Lan qua Đan Mạch và Biển Baltic mới đây đã được các nhà lãnh đạo của ba quốc gia cắt băng khánh thành.
Đường ống dẫn khí đốt mới được xem là một dự án quan trọng để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga.
Dự án Baltic Pipe, chạy từ khu vực biển Bắc của Na Uy, đi qua Đan Mạch từ tây sang đông và đổ vào Ba Lan qua Biển Baltic, sẽ vận chuyển khí đốt từ Na Uy - một đồng minh thân thiết của EU và là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất Tây Âu - đến Ba Lan, quốc gia trong nhiều năm đã tìm cách từ bỏ năng lượng của Nga.
Ba Lan là một trong những thành viên phản đối quyết liệt dự án Nord Stream 2 - một đường ống dẫn khí đốt khác từ Nga sang Đức.
Công ty điều hành hệ thống truyền tải quốc gia Đan Mạch Energinet cho biết, đường ống Baltic sẽ hoạt động một phần công suất từ ngày 1/10 và có thể đẩy nhanh tiến độ vận hành toàn bộ công suất từ cuối tháng 11 thay vì ngày 1/1/2023 như kế hoạch.
LNG từ Mỹ chỉ giải quyết được một phần vấn đề khí đốt châu Âu
Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ đã trở thành chiếc phao cứu sinh cho châu Âu đang gặp khó khăn khi Nga cắt giảm mạnh nguồn cung tới lục địa này.
LNG của Mỹ sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nguồn cung khí đốt cho Châu Âu, song sẽ không đủ để tránh một đợt thiếu hụt lớn trong ba năm tới.
Một nghiên cứu gần đây của Rystad Energy và được tài trợ bởi Viện Dầu khí Mỹ và Hiệp hội Quốc tế của các nhà khai thác Dầu và Khí đốt cho thấy, các công ty Mỹ sẽ vẫn là nhà cung cấp LNG lớn nhất cho các nước châu Âu về lâu dài. Tuy nhiên, trước khi thị trường tái cân bằng, sẽ có khoảng trống nguồn cung kéo dài cho đến khoảng giữa những năm 2023 - 2025.
Khoảng trống này sẽ được thúc đẩy bởi sự cắt giảm giả định của tất cả các nguồn cung khí đốt từ Nga và sự tăng trưởng trong khả năng xuất khẩu LNG của Mỹ. Trong khi đó, năng lực xuất khẩu của Qatar cũng sẽ tăng lên.
Trong 10 năm tới, LNG được dự báo sẽ chiếm tới 75% nhu cầu ở châu Âu, tăng 150% từ năm 2021. Điều mà báo cáo dường như không đề cập đến là chi phí liên quan đến sự phụ thuộc ngày càng lớn vào khí đốt hóa lỏng và ảnh hưởng của chúng đến khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp châu Âu.
Theo: nangluongquocte.petrotimes.vn
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tin-thi-truong-baltic-pipe-giup-chau-au-giam-phu-thuoc-vao-nga-667086.htmlTIN LIÊN QUAN
Xuất khẩu dầu thô từ tất cả các thành viên thuộc OPEC đã giảm trong 25 ngày đầu tiên của tháng 9; đường ống Baltic Pipe sẽ giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào Nga...
29/09/2022
Bộ Ngoại giao Lithuania vừa chính thức thông báo, nước này cho phép hàng hóa thiết yếu của Nga thuộc lệnh trừng phạt phương Tây, quá cảnh lãnh thổ đến khu vực Kaliningrad, sau khi có quyết định mới của Ủy ban Châu Âu.
14/07/2022
Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar ngày 12/7 cho biết giới chức Nga và Ukraine sẽ gặp mặt tại Istanbul để thảo luận về việc nối lại tuyến vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen.
12/07/2022
Bộ trưởng Kinh tế Đức cho hay nước này sẽ hạn chế sử dụng khí tự nhiên để sinh điện năng, thay vào đó chuyển sang dùng than đá.
20/06/2022
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, cấm đi lại miễn thị thực giữa Nga và Ukraina có hiệu lực từ 1.7.
18/06/2022
Chi phí năng lượng đang tăng vọt sau khủng hoảng Ukraine, cản trở khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu.
14/06/2022
Giới chức ở Kherson, thành phố miền nam Ukraine hiện do Moskva kiểm soát, đã bắt đầu cấp hộ chiếu Nga cho người dân địa phương.
11/06/2022
Giới chức phương Tây vạch ra nhiều phương án để giải phóng lượng ngũ cốc khổng lồ bị mắc kẹt ở Ukraine, song đối mặt những thách thức rất lớn.
02/06/2022
EU mới đây đã công bố chiến lược cập nhật của mình về phát triển năng lượng mang tên REPowerEU với mục tiêu chính là phát triển nhanh chóng NLTT để loại bỏ sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt từ Nga.
24/05/2022
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và Thống đốc bang Florida (Mỹ) Ron DeSantis có tên trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất” năm 2022 của tạp chí Time.
24/05/2022