Vietnews.ru
Tham khảo

Trung Quốc lấy được bí mật tên lửa Bulava của Nga?

07/07/2012 (Đọc 5 phút)

Xem thêm:

Các công tố viên Nga tin rằng hai giáo sư của Trường đại học Kỹ thuật Baltic đã chuyển thông tin bí mật về tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava cho Trung Quốc.
Hai giáo sư Yevgeny Afanasiev và Sviatoslav Bobyshev đã bị kết tội phản quốc và lần lượt bị tuyên án 12 năm rưỡi và 12 năm tù giam.

Theo tờ Pravda, điều tra cho thấy vào tháng 5 và tháng 6.2009, trong một chuyến công tác đến Trung Quốc, Afanasiev và Bobyshev đã chuyển thông tin bí mật quốc gia cho các đại diện của giới tình báo quân đội Trung Quốc.

Các giáo sư bị tố giác bán thông tin với giá tổng cộng 27.000 USD. Khoản tiền này không lớn và cuộc điều tra không chỉ ra được bằng chứng trực tiếp về việc chuyển thông tin tận tay cho phía Trung Quốc.

Theo truyền thông Nga, Boris Slobodin, luật sư của một trong hai bị cáo, đã nói rằng phán quyết sẽ được kháng cáo.

Các nhà khoa học này bị bắt vào năm 2010 và đã bị giam hai năm tại nhà tù Lefortovo.

Trung Quốc lấy được bí mật tên lửa Bulava của Nga?
Tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgorukii trang bị tên lửa chiến lược Bulava - Ảnh: AFP

Hiện chưa rõ thông tin nào liên quan đến tên lửa Bulava được chuyển cho phía Trung Quốc.

Truyền thông Nga dẫn lời một thẩm phán nói trên cơ sở các thông tin nhận được, Trung Quốc có thể tính toán địa điểm các tàu ngầm của Nga.

Hôm 25.6, hãng RIA Novosti dẫn lời Tư lệnh hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết, tên lửa Bulava thực tế đã được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Yuri Dolgorukii.

Theo tờ Pravda, các cường quốc trên thế giới hết sức quan tâm đến thông tin về tên lửa Bulava và Trung Quốc là nước xếp hàng đầu.

Kể từ năm 2005, truyền thông thế giới đã tiết lộ thông tin về việc Trung Quốc xúc tiến chương trình phát triển tên lửa hạt nhân liên lục địa phóng từ biển đầy tham vọng.

Theo tờ Pravda, lãnh đạo quân đội Trung Quốc đã phát triển một chương trình mang tên “Bức tường Đại dương của Trung Quốc”, gợi ý về việc thành lập một đội tàu ngầm trang bị đầu đạn hạt nhân có số lượng vượt xa những đội tàu tương tự của nước khác, gồm cả Nga.

Các tàu ngầm mang theo đầu đạn hạt nhân dự kiến sẽ là chủ đề cuối cùng để tranh cãi giữa các cường quốc hạt nhân sau khi Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Chúng kín đáo, di động và do đó ít có khả năng bị tổn thương trong một cuộc tấn công phủ đầu hơn trên bộ. Vì vậy, Nga và Trung Quốc chủ yếu phát triển thành phần này trong lực lượng hạt nhân chiến lược của họ.

Trung Quốc đang lên kế hoạch trang bị tên lửa JL-2 (Cự Lãng 2) cho các tàu ngầm của họ. Tên lửa JL-2 là phiên bản dưới biển của tên lửa DF-31 (Đông Phong 31).

Xét về tầm bắn, các tên lửa này đại khái có thể so sánh với tên lửa Bulava của Nga. Người ta cho rằng chúng có thể bay xa hơn 12.000 km và sau khi hiện đại hóa, có thể lên đến 19.000 km.

JL-1 là nguyên mẫu của loại tên lửa này với tầm bắn lên đến 1.700 km. Nó được phía Trung Quốc phát triển và đúng như dự kiến, đã thất bại.

Theo tờ Pravda, các tàu ngầm lớp Hạ được trang bị tên lửa loại này chưa bao giờ thực hiện các nhiệm vụ tuần tra tác chiến. Trong khi đó, loại tên lửa đang đề cập thuộc hàng những tên lửa cần phải mất 20 năm để phát triển.

Kể từ đầu những năm 2000, chiến lược trong chương trình hạt nhân của Trung Quốc nhìn chung rất giống với Nga.

Đi theo tấm gương của Nga, Trung Quốc đã quyết định thống nhất các phương tiện phóng tên lửa trên bộ và dưới biển.

Các chuyên gia đã lưu ý đến sự giống nhau giữa các tên lửa của Trung Quốc với hệ thống tên lửa Topol và Bulava của Nga và người Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện các vụ thử thành công.

Điều ngạc nhiên là để chế tạo tên lửa JL-1, Trung Quốc chỉ mất chưa đầy một nửa khoảng thời gian mà các kỹ sư Nga cần có để tối ưu hóa Bulava, theo Pravda.

Vào năm ngoái, Nga đã thực hiện thành công các vụ thử Bulava và loại vũ khí này đã được trang bị cho hải quân.

Vào tháng 1 năm nay, quân đội Trung Quốc đã thực hiện sáu vụ phóng tên lửa JL-2 từ vùng biển ở gần cảng Đại Liên.

Hiện tại, người ta thấy rõ Trung Quốc đã sở hữu khả năng tấn công từ vùng lãnh hải của họ như Mỹ và Nga.

Chính vì những lý do đó, tờ Pravda cho rằng việc nghi ngờ Trung Quốc thu được công nghệ liên quan từ những nơi khác ngoài các trung tâm nghiên cứu của họ là điều hợp lý.

Theo thanhnien.com.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022