Ukraine: Cuộc chiến thần quyền bắt đầu khốc liệt
Các Giáo Hội Chính Thống ở Ukraine thuộc quyền quản lý của Tòa Thượng Phụ Moscow đã bị đe dọa, trong đó có các đe dọa sặc mùi bạo lực đối với các giáo sĩ. RT cho biết phong trào dân tộc cực đoan tại Ukraine đang ép các nhà thờ này phục tùng Tòa Thượng Phụ Kiev.
Phe cực hữu cáo buộc rằng các linh mục Chính thống giáo chịu ràng buộc từ Nga (tức Tòa Thượng Phụ Moscow) đã hỗ trợ các chiến binh chống chính phủ ở miền đông Ukraine. Chính vì vậy, phe cực hữu đã chơi trò rải truyền đơn đe dọa giáo sĩ và giáo dân.
Một tờ rơi mà RT thu được hôm 14.10 có nội dung "lấy mạng linh mục Moscow". Tờ rơi này bắt đầu với dòng chữ, "Vinh danh Ukraine, vinh quang những người anh hùng" và sau đó liệt kê các mối đe dọa trực tiếp của các Giáo Hội Chính Thống Ukraine thuộc quản lý của Tòa Thượng Phụ Moscow.
"Mỗi đồng tiền trao cho Giáo Hội Thượng Phụ Moscow - là một viên bắn vào một người lính Ukraine. Mỗi cây nến được đốt cháy trong một Giáo Hội Moscow - là công dân của chúng ta bị thiêu sống", truyền đơn viết và kêu gọi: "lấy mạng linh mục Moscow."
Một tờ rơi khác cảnh báo nếu nhà thờ không chịu quy phục Tòa thượng phụ Kiev thì sau đó phe cực hữu sẽ sử dụng các biện pháp mạnh và họ cho thời gian 2 ngày suy nghĩ. Tờ này còn dọa thêm: "Đối với mỗi người lính Ukraine thiệt mạng trong Crimea, một linh mục ở Tòa Thượng Phụ Moscow sẽ bị giết. Máu đổi bằng máu".
Khi tờ rơi được phát tán, lực lượng an ninh của Ukraine đã cảnh báo người dân không nên rơi vào bẫy khiêu khích. Còn một số phương tiện truyền thông đại chúng Ukraine còn cho rằng lực lượng thân Nga đã làm trò ném đá giấu tay để kích động người dân.
Kể từ tháng 7, 12 nhà thờ thuộc Tòa Thượng Phụ Moscow đã phải chuyển sang chịu quản lý của Tòa Thượng Phụ Kiev dước áp lực của nhóm cực hữu. RT ghi nhận có sự gia tăng hoạt động phá hoại chống lại các nhà thờ Chính thống Ukraine chưa chịu "chuyển tịch", đặc biệt là ở phía tây đất nước.
Trong khi đó, cuộc tấn công pháo kích ở miền đông Ukraine cũng không buông tha cho nhà thờ thuộc Tòa Thượng Phụ Moscow. RT cho biết 3 linh mục đã bị thiệt mạng và 6 giáo sĩ bị phe cực hữu giam giữ bất hợp pháp.
http://motthegioi.vn
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022