Vì sao Sa hoàng Nga đùng đùng “nổi điên” giết chết con trai?
Sa hoàng Nga Ivan IV Vasilyevich còn được biết đến với tên gọi Ivan Khủng khiếp hay Ivan Bạo chúa. Ông hoàng này trở nên hung bạo và thích tra tấn, giết nhiều quý tộc sau khi vợ mất. Đặc biệt, trong một lần "nổi điên", Ivan Bạo chúa giết chết con trai.
Vào năm 1547, Ivan IV Vasilyevich trở thành Sa hoàng Nga đầu tiên trong lịch sử xứ sở bạch dương. Khi mới lên ngôi, Ivan Bạo chúa được đánh giá là người thông minh, giỏi trị nước.
Cụ thể, Ivan Bạo chúa tiến hành một số cải cách, thay đổi luật pháp để hiện đại hóa đất nước. Vị Sa hoàng này cũng tăng cường sức mạnh quân sự và mở một số cuộc chinh phạt mở rộng lãnh thổ Nga vào Siberia, đánh bại quân Tatar xâm lược...
Ivan Bạo chúa cũng tiến hành xây dựng nhiều công trình kiến trúc quan trọng như Nhà thờ thánh Basil. Cuộc sống của người dân Nga cũng trở nên tốt hơn nhiều.
Thế nhưng, tính cách của Sa hoàng Ivan IV có sự thay đổi lớn sau khi ông mắc bệnh suýt chết năm 1553. Vài năm sau, Anastasia - vợ yêu của ông qua đời.
Sau khi trải qua những biến cố lớn trên, Sa hoàng Ivan IV cho rằng tầng lớp quý tộc đã đầu độc Anastasia và muốn lật đổ ông khỏi ngai vàng.
Vì vậy, Sa hoàng Ivan IV trở nên hung bạo hơn khi thực hiện chiến dịch đàn áp, tra tấn và tiêu diệt những quý tộc, quan lại được cho là có hành vi chống đối, không trung thành với ông.
Không chỉ tàn sát đẫm máu người ngoài, Ivan Bạo chúa còn tự tay giết chết con trai Ivan Ivanovich năm 1581.
Theo sử sách, sự việc này diễn ra bắt nguồn từ việc Ivan Bạo chúa đánh con dâu (tức vợ của Ivanovich) đến mức sảy thai vì ăn mặc khiếm nhã.
Khi biết chuyện, Ivanovich đã có cuộc tranh cãi gay gắt với cha. Trong lúc nóng giận, Ivan Bạo chúa cầm 1 cây giáo đâm chết con.
Sau khi bình tĩnh trở lại, Ivan Bạo chúa đau khổ cực độ vì đã ra tay giết con trai. Theo đó, ông đập đầu nhiều lần vào quan tài chứa thi hài người con chết thảm dưới tay mình.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)
TIN LIÊN QUAN
Các cuộc tranh giành ngai vàng trong các triều đại Nga thường rất tàn khốc. Những người bị lật đổ có kết cục bi thảm.
31/07/2022
Trong lịch sử Nga, có rất nhiều danh tướng được nhà thờ Chính thống giáo Nga phong thánh nhờ đóng góp cho đất nước. Nhưng chỉ có duy nhất một Đô đốc hải quân nhận được vinh dự này.
03/07/2022
Hoàng đế Pháp Napoleon, với tham vọng kiểm soát hoàn toàn châu Âu, đã thống lĩnh 600.000 quân chinh phạt đế quốc Nga năm 1812. Cuộc chiến chỉ kéo dài chưa đầy 6 tháng, nhưng gây ra thương vong nặng nề cho cả hai bên.
20/05/2022
Vào ngày 30-4-1945, Adolf Hitler và người tình Eva Braun đã tự sát trong boongke ở Berlin trước khi Đức Quốc xã đầu hàng vô điều kiện. Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) mới đây đã công bố tài liệu mật liên quan đến những giờ khắc cuối cùng của trùm phát xít.
08/05/2022
Chiếc máy bay này được cho là có thể chở 860 người cùng lúc đi khắp thế giới, nhưng lại rơi vào quên lãng do cuộc khủng hoảng kinh tế của thập niên 1990.
01/04/2022
Thụy Điển giành được chiến thắng hải quân lớn nhất trong lịch sử của mình trước người Nga. Tuy nhiên, điều đó không giúp Thụy Điển tái gia nhập câu lạc bộ các đại quốc.
27/10/2021
Những thông tin giá trị do Richard Sorge gửi về Trung tâm, đã giúp Moscow tránh được cuộc tấn công của quân đội Đức.
21/10/2021
Vương triều Romanov gồm nhiều thành viên đang sinh sống tại nước ngoài và gia nhập hoàng gia những nước khác, trong đó có Hoàng thân Philip của Anh.
04/10/2021
Đức coi Aleksandr Demyanov là điệp viên trung thành, nhưng không ngờ ông là tình báo viên Liên Xô và liên tục cấp tin giả khiến đối phương thất bại.
23/09/2021
Thỏa thuận giữa triều đình Thanh, Trung Quốc, với Đế quốc Nga được ký kết bí mật sau khi Trung Quốc thảm bại trước Nhật Bản trong cuộc xung đột 1894-95.
05/04/2021