Bài toán "lợi - hại" của những kỳ Olympic
Sự kiện Thế vận hội mùa Đông tại Sochi (Nga) đang diễn ra song những gì mà dư luận quan tâm không phải là các hoạt động mà lại là chi phí mà Nga bỏ ra để chuẩn bị cho Thế vận hội mùa Đông và những sự cố về mặt hậu cần.
Trải qua những kỳ Olympic, các quốc gia đều biết rằng chi phí để tổ chức một sự kiện lớn mang tầm cỡ quốc tế như vậy sẽ rất khổng lồ và không có gì đảm bảo về lợi ích mà nó có thể thu lại. Vậy vì lý do gì mà các quốc gia vẫn nỗ lực giành lấy cơ hội tổ chức các kỳ Olympic hay World Cup?
Lợi ích kinh tế chẳng đáng là bao
Năm 2004, Thủ đô Athens (Hy Lạp) đã làm chủ nhà Thế vận hội Mùa hè. Với ngân sách được phân bổ ban đầu là 6 tỷ USD nhưng khi kết thúc, chi phí phải bỏ ra cho sự kiện này đã lên tới hơn 15 tỷ USD. Vậy những lợi ích nó thu lại từ sự kiện này là gì? Đáng buồn là Hy Lạp đã không thu lại được gì và mất luôn toàn bộ 15 tỷ USD đó. Thậm chí, đây còn được cho là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng nợ công và khởi đầu cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.
Thế vận hội Athens được cho là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp (Ảnh: Internet)
Tiếp đó là Thế vận hội Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại thời điểm này, Olympic Bắc Kinh là sự kiện “đắt giá” nhất trong lịch sử với chi phí đội giá lên tới 45 tỷ USD so với khoản đầu tư dự tính là 16 tỷ USD.
Còn tại Thế vận hội mùa Hè ở London năm 2012, tổng chi phí cho toàn bộ sự kiện cuối cùng đã lên tới 10 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với chi phí dự tính ban đầu là 4 tỷ USD.
Các sự kiện thể thao lớn giờ đã được xem là hành trình phải vượt qua của các nước trong khối BRICS - nhóm các nền kinh tế đang lên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tới cuối năm nay, mỗi nước đều đã tổ chức ít nhất 1 sự kiện hoặc Olympic, World Cup hoặc Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung kể từ năm 2008.
Những người cổ súy tổ chức sự kiện thường hứa hẹn rằng quốc gia đăng cai sẽ hưởng lợi từ sự tăng lên của đầu tư và du lịch. Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia đều nhận ít hoặc chẳng có chút lợi ích kinh tế nào từ việc tổ chức các sự kiện thể thao lớn.
Các quốc gia đều trông chờ vào doanh thu từ khách du lịch. Song trên thực tế, số tiền thu được từ hoạt động du lịch lại thấp hơn rất nhiều so với những gì phải bỏ ra.
Thậm chí, vào tháng 8/2008, ngay trong thời gian chính diễn ra thế vận hội Bắc Kinh, số lượng khách đặt phòng tại khách sạn lại thấp hơn tới 39% so với năm trước đó.
Còn tại Hy Lạp, số lượng khách đến sân vận động Olympic được xây mới thậm chí còn ít hơn đến thăm quan đền Parthenon.
Olympic Sochi thể hiện tham vọng giành lại vị thế quốc gia của nước Nga (Ảnh: Internet)
Thế vận hội tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2008 đã tận dụng cơ hội này để thể hiện tài tổ chức sự kiện với số lượng người tham gia khồng lồ cũng như khả năng chi tiêu mạnh tay của mình với thể giới.
Brazil, do nóng lòng muốn nâng cao vị thế trên trường quốc tế và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, đã nhận lấy gánh nặng khổng lồ của việc tổ chức World Cup trong năm nay. Và chỉ sau 2 năm, nước này lại tổ chức Thế vận hội Mùa hè ở Rio de Janeiro vào năm 2016.
London (Anh) cũng nhân dịp tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2012 đã tái đầu tư vốn để xây dựng và phát triển những khu vực nghèo hơn của thành phố.
Và thế vận hội Olympic được tổ chức vào Nhật Bản năm 2020 cũng sẽ mang lại hy vọng cho quốc gia này trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đây là những lý do tại sao Nga lại đầu tư mạnh tay như vậy vào Thế vận hội Sochi. Thông qua việc tổ chức sự kiện mang tầm cỡ quốc tế này, chính phủ Nga muốn tái định vị và lấy lại danh tiếng của nước Nga trên thế giới.
Và cho dù sự kiện này gặp rất nhiều lời chỉ trích và xảy ra nhiều sự cố, các nhà tổ chức cho rằng những sự cố đó sẽ nhanh chóng bị quên lãng, trong khi sự cải thiện cơ sở hạ tầng, sự chú ý của quốc tế tới khu vực và một khu nghỉ dưỡng mùa đông cao cấp mới được xây dựng phục vụ cho Thế vận hội sẽ là các di sản mang lợi ích tới cho nước Nga suốt nhiều thập kỷ nữa.
Số tiền chi cho Olympic Sochi là 51 tỷ USD làm choáng váng nhiều người và là tâm điểm chỉ trích của các nước phương Tây. Nhưng nếu đem so sánh với GDP của nước Nga ở mức 2.000 tỷ USD và trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ, nhiều người sẽ nhận thấy số tiền đó không đến mức có thể làm nước Nga vỡ nợ hay đi vào suy thoái như những gì diễn ra với Hy Lạp.
Thời điểm này thật khó để đưa ra một phán xét chắc chắn Tổng thống Putin thất bại hay thành công với Olympic Sochi 2014. Song có thể điều mà người Nga mong muốn lại là niềm tự hào về bề dày văn hóa, lịch sử của nước Nga trong lễ khai mạc, thành công của đội tuyển Olympic Nga và những hình ảnh tuyệt đẹp của nước Nga, khu vực Bắc Kavkaz và Sochi được truyền đi trên khắp thế giới./.
Theo VOV online
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022