Vietnews.ru
Tham khảo

BRICS lo ngại rạn nứt

08/03/2014 (Đọc 11 phút)

Xem thêm:

BRICS lo ngại rạn nứt : Hụt hơi

Tốp 5 nền kinh tế mới nổi BRICS từng được kỳ vọng như “cứu tinh” cho tăng trưởng chung của toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình BRICS gần đây đã cho thấy nhiều dấu hiệu bất ổn đáng lo ngại.

Từng được kỳ vọng làm động lực thúc đẩy con tàu kinh tế thế giới nhưng BRICS đã xuống sức khi các thị trường xuất khẩu thắt lưng buộc bụng.

Kỳ vọng cứu tinh

Thuật ngữ “BRIC” được đặt ra bởi Jim O\'Neill, chủ tịch bộ phận quản lý tài sản của Goldman Sachs, khi ông ghép các chữ cái đầu tiên của 4 nền kinh tế mới nổi nổi bật nhất: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. BRIC có 3 điểm chung đáng chú ý: dân số lớn, thị trường lao động giá rẻ và vô số tiềm năng chưa được khai thác. BRIC là tốp ưu tú của một nhóm rộng hơn được gọi là các thị trường mới nổi, là các thị trường từng chìm trong quan liêu và cơ sở hạ tầng yếu kém.

Tuy nhiên, trong vòng 2 thập niên qua, BRIC cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Indonesia đã có thể giảm bớt những trở ngại đối với đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nhu cầu rất lớn từ các nền kinh tế phát triển. Sự gia tăng nhu cầu toàn cầu đối với lao động giá rẻ đã cung cấp cho các nền kinh tế mới nổi nguồn lực tăng trưởng lớn nhất. Đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc, lao động giá rẻ đã giúp họ cạnh tranh mạnh mẽ trước những nước công nghiệp hóa khác và vươn lên vị trí nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Ở Nga và Brazil, tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ vào các loại hàng hóa cơ bản và nông nghiệp, trong khi ở Ấn Độ là từ lực lượng lao động có tay nghề cao trong ngành công nghệ. Gần đây, Nam Phi đã tham dự 2 hội nghị thượng đỉnh BRIC và đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 3-2013. Người ta đã thêm chữ S (Nam Phi) vào thành BRICS, 5 quốc gia đại diện cho 40% dân số và khoảng 25% GDP của thế giới.

Thặng dư thương mại khổng lồ và đầu tư trực tiếp nước ngoài to lớn đã khuếch đại sức hấp dẫn của BRICS, đưa đến những sự bùng nổ trên các TTCK của họ. Kết quả chung là tốc độ tăng trưởng của các thị trường mới nổi rất ấn tượng ở mức 2 con số, vượt xa phương Tây. Đã có lúc BRICS được kỳ vọng đủ mạnh để tự mình trụ vững và làm “cứu tinh” giữa cơn khủng hoảng kinh tế thế giới.

Lộ diện nhiều bất ổn

Tuy nhiên, thực tế cho thấy BRICS chưa đủ mạnh. Sự tăng trưởng của BRICS đặt nền móng trên một yếu tố quan trọng, đó là hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cho các quốc gia giàu có Hoa Kỳ, EU, Canada… Trong cơn chấn động sụp đổ thị trường địa ốc Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng nợ lan tràn tại EU, các biện pháp thắt lưng buộc bụng bắt đầu đè nặng, đến nỗi người tiêu dùng phương Tây - mỏ vàng của các thị trường mới nổi - phải hết sức dè sẻn chi tiêu.

Cùng lúc, lợi thế cạnh tranh mà các thị trường mới nổi được hưởng trước đây, như chi phí sản xuất giá rẻ, đã nhanh chóng biến mất khi tiền lương tăng vọt nhiều lần. Song song đó, sự tăng giá đồng nội tệ đã gây thêm khó khăn cho nhà sản xuất và khiến các thị trường mới nổi khó duy trì mô hình tăng trưởng của họ. Từ năm 2010, các thị trường mới nổi đã bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn với tốc độ tăng trưởng chậm lại, dòng vốn đầu tư yếu đi và TTCK mất sức.

Ngoài ra, tham nhũng tiếp tục là một căn bệnh kinh niên đối với tất cả các thành viên BRICS, không chỉ làm hoen ố hệ thống chính trị của họ mà còn xói mòn niềm tin của nhà đầu tư. Thuế cao và quy định nặng nề là những vấn đề gai góc làm trì trệ năng suất, đầu tư và tăng trưởng, đặc biệt là tại Brazil và Ấn Độ.

BRICS lo ngại rạn nứt
BRICS chưa lớn mạnh như người ta vẫn tưởng.

Trong tốp BRICS, Trung Quốc là nền kinh tế mạnh nhất. Nhưng năm 2012, lần đầu tiên kể từ đầu thiên niên kỷ mới, Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ dưới 8%. Mặc dù 8% có thể là con số mơ ước của các quốc gia châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng với Trung Quốc thì nó gây thất vọng. Lực lượng lao động của Trung Quốc không còn tăng nhanh như trước, thặng dư từ lao động giá rẻ cũng trượt dốc, tiền lương lao động tăng đã giáng đòn nghiêm trọng vào khả năng cạnh tranh của Trung Quốc.

Tình hình đó đã mở ra khoảng trống cho Mexico chen chân xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đẩy Trung Quốc vào vị trí phải cạnh tranh với các quốc gia khác dựa trên chiến lược, tính hiệu quả và năng suất tối ưu thay vì đơn giản dựa vào lao động rẻ mạt như trước. Một phần nguyên nhân giảm tốc cũng có thể do các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thực hiện một quyết định táo bạo tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt bất động sản nhằm tránh nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản như đã xảy ra ở Nhật Bản thập niên 90 của thế kỷ trước hay Hoa Kỳ năm 2008.

Theo Ruchia Sharma (tác giả cuốn “Breakout Nations” nói về các nền kinh tế mới nổi), nếu tăng trưởng của Trung Quốc xuống mức 6-7% có thể sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế nhưng không tới mức tương tự cuộc khủng hoảng châu Âu hay đại suy thoái Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Trung Quốc giảm tốc sẽ làm tổn thương các nước đang phát triển khác, bao gồm các đối tác còn lại trong BRICS là Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi.

Con đường nào?

BRICS cần phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề lớn để tìm lại tăng trưởng, duy trì vị thế.

Khó khăn chồng chất

Không chỉ Trung Quốc phải đối mặt những vấn đề nan giải, người láng giềng Ấn Độ hiện đang vật lộn với tỷ lệ tăng trưởng dưới trung bình. Ấn Độ được kỳ vọng tăng trưởng từ năm 2010 trở đi với tốc độ từ 8-10%, nhưng thực tế không được như mong đợi. GDP Ấn Độ tăng trưởng chưa tới 5% trong năm qua.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu những cải cách mới để thúc đẩy nền kinh tế, chẳng hạn mở cửa ngành bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài và tăng giá nhiên liệu được trợ cấp, nhưng các vấn đề nội bộ như tệ nạn tham nhũng tràn lan, các quy định hành chính rối rắm là những thách thức lớn cần phải giải quyết để Ấn Độ có thể trở thành một thế lực thị trường mới nổi đích thực.

Tương tự, Brazil chẳng còn cảm thấy sự tự tin phấn khích như khi họ được trao quyền tổ chức World Cup 2014 và Thế vận hội Rio 2016. Tăng trưởng GDP Brazil đã xuống mức 3%, một con số rất đáng thất vọng so với tốc độ tăng trưởng năm 2010 là 7,5%. Brazil từng là điểm nóng đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế, nhưng gần đây đất nước của vũ điệu samba đã bị mất một số sức hút của mình với đồng tiền định giá quá cao so với USD, các loại thuế cao, cơ sở hạ tầng kém, sự can thiệp liên tục của chính phủ và các rào cản tăng trưởng kinh doanh.

Trong mối quan hệ giữa các nước BRICS, Brazil đã chuyển dần phụ thuộc của họ từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc nên bị tổn thương khi Trung Quốc giảm tốc. Để tháo gỡ nút thắt và kích thích hoạt động kinh tế, Brazil đang giảm lãi suất và nới lỏng tín dụng, nhưng hiệu quả vẫn còn là ẩn số.

Nga cũng không ngoại lệ, tăng trưởng 2013 chỉ còn 1,3%. Phong cách cầm quyền cứng rắn của Putin đã khiến nhiều nhà đầu tư nhấp nhổm theo những đồn đoán số phận các công ty cũng như các tài phiệt ở Nga. Bên cạnh đó, Nga phải đối mặt với những thách thức khác, như sự phụ thuộc nặng nề vào tài nguyên thiên nhiên, sự lão hóa và thu hẹp quy mô dân số. Dầu khí là ngành xuất khẩu lớn nhất nên nếu giá dầu tiếp tục giảm, Nga sẽ chịu tác động bất lợi.

Châu Âu - đối tác thương mại chính, đồng thời là khách hàng lớn nhất đối với các tài nguyên thiên nhiên của Nga - lâm vào suy thoái kinh tế và khủng hoảng nợ nên nhu cầu nhập khẩu đã giảm đáng kể, ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP của Nga. Tăng trưởng kinh tế ở Nga còn bị đè bởi tham nhũng, một đặc tính chung đáng xấu hổ ở các nước BRICS.

Khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ tuyên bố giảm quy mô chương trình kích thích kinh tế, dòng vốn đầu tư bắt đầu chảy khỏi các thị trường mới nổi, dẫn tới sự tụt giá tiền tệ của các nước đó. Trong đó, đồng rand Nam Phi đã mất khoảng 1/4 giá trị so với USD. Cuối tháng 1-2014, Nam Phi phải nâng lãi suất lên 5,5% để kiềm chế lạm phát. Ngành khai khoáng đóng vai trò nguồn lực kinh tế quan trọng của Nam Phi nhưng hoạt động phập phù vì cuộc khủng hoảng thiếu điện.

Công ty Điện lực Eskom từng cảnh báo “xanh rờn” rằng khó có thể cung cấp điện cho các dự án công nghiệp mới cho tới khi công suất phát điện được nâng lên, mà lộ trình này mất ít nhất 5 năm, tức là dự kiến đến khoảng 2012-2013 sẽ ổn thỏa. Tuy nhiên, tới cuối năm 2013, Eskom lại thông báo lưới điện đang chịu áp lực nặng nề, đề nghị các tập đoàn công nghiệp giảm 10% điện tiêu thụ.

Những kịch bản

Nhìn chung, các nền kinh tế BRICS đang đối mặt 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, tăng trưởng kém hơn dự kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước. Thứ hai, BRICS bề ngoài trông như một nhóm tương đồng nhưng thật sự bên trong mỗi nước lại theo đuổi mô hình kinh tế riêng biệt mà các thành viên khác không thể áp dụng chung được.

Thứ ba là chưa có câu trả lời nước nào giữ vai trò đầu tàu của BRICS, trong khi với G7 và phương Tây thì Hoa Kỳ mặc nhiên đứng đầu. Một số chuyên gia còn cho rằng hào quang của BRICS đang mờ dần, trong lúc các thị trường mới nổi khác như Colombia, Nigeria, Chile, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ đang đi lên, nên chăng bỏ đi khái niệm hạn hẹp nhóm các từ viết tắt BRICS.

BRICS đang rạn nứt.

Nếu BRICS chỉ dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng khó mà tăng trưởng ổn định, bởi thế giới không đủ chỗ cho tất cả thị trường mới nổi cùng tăng trưởng dựa trên xuất khẩu. BRICS đã cố gắng để xuất khẩu lẫn nhau như Trung Quốc sang Brazil hay Nga sang Trung Quốc và ngược lại, nhưng điều đó không chấm dứt được đà suy giảm tăng trưởng.

Có một giải pháp cho vấn đề này, đó là BRICS nên khai thác tầng lớp trung lưu để tăng trưởng tiêu thụ, từ đó hồi sinh tăng trưởng công nghiệp. Dân số tầng lớp trung lưu của Trung Quốc vào khoảng 400 triệu người và Ấn Độ trên 200 triệu người nên đây có thể là giải pháp hoàn hảo.

Tuy nhiên, tiêu thụ phụ thuộc vào tín dụng. Nếu người tiêu dùng có tín dụng, họ sẽ tiêu thụ và nền kinh tế được tiếp nhiên liệu, tăng trưởng ổn định. Về cơ bản, không có thị trường tín dụng minh bạch nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ không rót tiền cho vay tiêu dùng.

Ngành công nghiệp ngân hàng của BRICS khác xa thế giới phát triển, mạng lưới ngân hàng ngầm vẫn tồn tại và không ai thực sự biết mức độ cho vay bất động sản độc hại ở Trung Quốc hay ở thành viên khác trong BRICS. Do đó, BRICS cần phải cải tổ để cung cấp thị trường tín dụng hiệu quả và minh bạch, nếu không làm được, niềm tin sẽ bị xói mòn và BRICS sẽ mất đi tầm ảnh hưởng.

Theo http://www.saigondautu.com.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022