Vietnews.ru
Tham khảo

Re: Nga đối phó “hiểm họa da vàng”

21/05/2014 (Đọc 7 phút)

Xem thêm:

Nga đối phó “hiểm họa da vàng”: Làm ăn bất hợp pháp

Bên cạnh những người đến Nga làm ăn chính đáng, có nhiều người Trung Quốc hoạt động phi pháp, thậm chí cả tội phạm có tổ chức
Nhiều nguồn tin khẳng định có một dòng người khổng lồ từ Trung Quốc (TQ) đã và đang vượt qua biên giới vào Nga mặc dù nhà chức trách Nga không chính thức công nhận điều này.

Rất khó có thể biết chính xác mức độ tràn ngập của người TQ tới Viễn Đông Nga như thế nào nhưng chắc chắn là nhiều người TQ nhập cư vùng Viễn Đông một cách bất hợp pháp. Từ đó, hiện tượng này đã kéo theo tình trạng làm ăn bất hợp pháp cũng như gây mất trật tự kinh tế - xã hội nước Nga.

Phá rừng tràn lan

Bản báo cáo mới đây của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), một tổ chức phi chính phủ, khẳng định người TQ đang hủy hoại những khu rừng gỗ cứng cuối cùng còn lại ở Viễn Đông Nga qua việc đốn hạ cây một cách bất hợp pháp để cung cấp cho khách hàng phương Tây.
EIA nhấn mạnh 80% số gỗ cứng khai thác ở miền Viễn Đông đã bị thợ cưa TQ đốn hạ một cách bất hợp pháp. EIA cũng xác nhận rằng các nhà cung cấp TQ đã bán những khúc gỗ sồi Nga bị đốn một cách phi pháp cho Lumber Liquidators - công ty bán lẻ ván sàn lớn nhất ở Mỹ.

Re: Nga đối phó “hiểm họa da vàng”
Người Trung Quốc rất đông ở Viễn Đông Nga Ảnh: NEWSRU

Tháng 8-2013, chính phủ Nga ra thông báo đã phá vỡ một đường dây tội phạm xuất khẩu trái phép một lượng gỗ trị giá 60 triệu USD trong 3 năm qua trong bối cảnh lâm nghiệp có một tiềm lực rất lớn đối với nền kinh tế nước Nga.

Tuy nhiên, tiềm lực này đang bị hủy hoại khi việc đốn hạ cây rừng một cách bất hợp pháp đã kéo giá gỗ xuống và nhanh chóng làm suy yếu nguồn dự trữ của nước này. Theo báo The Financial Times, các cơ quan lâm nghiệp Nga cũng đã xác nhận nguồn dự trữ rừng của họ đã giảm 20% so với thời Liên Xô.

Nga đã áp đặt thuế suất 25% đối với xuất khẩu loại gỗ chưa xẻ kể từ năm 2008. Thế nhưng, nhu cầu nhập khẩu gỗ từ Nga hiện đang bùng nổ do nhà chức trách TQ siết chặt các hạn chế về đốn hạ cây gỗ trong nước. Từ đó, người TQ đưa máy cưa sang khắp các khu vực kế cận ở Nga, điển hình là miền Viễn Đông. Cuộc điều tra của EIA phát hiện hầu hết nhà máy cưa TQ ở Viễn Đông đều gia công loại gỗ đã được đốn hạ trái phép.

EIA cũng cho biết những người điều hành và quản lý nhà máy cưa TQ đã “đi đêm” với một số giới chức Nga tại địa phương để họ phớt lờ hành vi đốn cây trái phép trong những khu vực rừng được bảo vệ. Do không có những biện pháp ngăn chặn thích đáng, việc đốn hạ cây rừng trái phép ở Viễn Đông và Siberia đã ngày càng lan rộng hơn với sự tiếp sức tích cực của các nhà máy cưa TQ, xuất phát từ nhu cầu gỗ cứng trên thế giới tăng mạnh.

Trong khi đó, theo trang web Jamestown Foundation, nhiều hoạt động tội phạm TQ có tổ chức dính líu đến việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Quỹ Động vật hoang dã thế giới cho biết các tổ chức tội phạm TQ và Nga mỗi năm đã đốn hạ trái phép 1,5 triệu m3 gỗ trị giá khoảng 300 triệu USD.

Tội phạm có tổ chức

Viên ngọc của miền Viễn Đông là Vladivostok, thành phố gần biển có nhiều đồi núi thường được so sánh với San Francisco ở Mỹ. Trong khi San Francisco có Chinatown (Phố Tàu) thì Vladivostok được đánh giá là sào huyệt của cộng đồng tội phạm TQ lớn mạnh.

Website Window on Eurasia2 đưa tin: Kết quả một công trình nghiên cứu do Trung tâm Nghiên cứu tội phạm có tổ chức ở Vladivostok tiến hành cho thấy tội phạm TQ có tổ chức là một mối đe dọa có thực đối với an ninh kinh tế ở miền Viễn Đông. Theo đó, bọn tội phạm này có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tất cả lĩnh vực đời sống xã hội và đe dọa đến an ninh ở miền Viễn Đông.

Công trình nghiên cứu trên đã xác nhận các tổ chức tội phạm TQ đã không chỉ can thiệp vào hoạt động bình thường của các cơ quan kinh tế và xã hội tại địa phương nơi chúng hoạt động mà còn gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với toàn bộ cộng đồng thế giới.


Các thợ cưa người Trung Quốc đang hủy hoại rừng Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu cho biết các cơ quan thi hành pháp luật Nga đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn mới có thể thâm nhập các tổ chức tội phạm TQ. Cuộc nghiên cứu đã đưa ra các kết luận sau: Trong 2 thập niên qua, tội phạm có tổ chức của người TQ phát triển nhanh chóng vượt qua sự tăng trưởng của cộng đồng người TQ ở Nga.

Ngoài ra, người ta đã vạch ra được hướng hoạt động chính của tội phạm TQ có tổ chức ở Viễn Đông Nga là xuất khẩu nguyên liệu thô từ Nga sang TQ, nhập khẩu bất hợp pháp hàng tiêu dùng TQ vào khu vực này, rửa tiền và tống tiền, tổ chức nhập cư trái phép và buôn người.

Các tổ chức tội phạm nêu trên gây thiệt hại to lớn đối với nền kinh tế khu vực này nhưng Trung tâm Nghiên cứu tội phạm có tổ chức ở Vladivostok nhấn mạnh nhiều người tin rằng vấn đề này đã được thổi phồng, đồng thời cảnh báo nên thận trọng khi bàn về đề tài mafia TQ ở Nga vì điều đó có thể làm tổn hại mối quan hệ với TQ.

Hoạt động ngân hàng trái phép

Cổng thông tin BFM.ru cho biết các xí nghiệp và các thương nhân TQ làm việc ở Nga thích sử dụng các ngân hàng trái phép của họ. Con số các ngân hàng này đang tăng lên trong khi doanh thu của chúng đạt đến hàng chục triệu rúp mỗi ngày. Có thể kể tên một số ngân hàng hoạt động bất hợp pháp này: Ngân hàng Vị thông quốc tế, Ngân hàng quốc mậu, Mast-Bank, Ngân hàng Án Yết, Ngân hàng Hải Ninh.

Điều đáng nói là thông tin về các ngân hàng loại này được đăng công khai trên báo chí TQ phát hành ở Moscow. Theo các nhà TQ học, những người TQ đồng hương và cộng đồng người TQ quen giao dịch với các ngân hàng TQ nhất định chỉ đơn giản bởi vì họ tin cậy người cùng quê hơn.

Theo http://nld.com.vn


Tags:



TIN LIÊN QUAN

Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.

Tham khảo,

03/06/2022

Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.

Tham khảo,

30/05/2022

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.

Tham khảo,

27/05/2022

Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.

Tham khảo,

18/05/2022

Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.

Tham khảo,

18/05/2022

Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.

Tham khảo,

08/05/2022

Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.

Tham khảo,

08/05/2022

Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.

Tham khảo,

08/05/2022

Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.

Tham khảo,

07/05/2022

Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.

Tham khảo,

06/05/2022

Sri Lanka nêu rõ việc giữ máy bay thương mại của Nga là vấn đề pháp lý riêng

Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao giữa Nga và Sri Lanka liên quan việc máy bay thương mại của hãng hàng không Aeroflot (Nga) bị giữ tại sân bay Bandaranaike, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã khẳng định với phía Moskva rằng đây không phải là vấn đề giữa hai nước mà là vấn đề pháp lý riêng.

Mùa Hè vắng khách du lịch Nga

Các quốc gia như Thái Lan, Cuba và Thổ Nhĩ Kỳ được du khách Nga đặc biệt ưa chuộng. Những điểm đến này phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi xung đột ở Ukraine đã khiến nhiều người Nga không thể đi du lịch.

08.05.2022

Nga tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch Thế giới

Nga chính thức ra tuyên bố rút khỏi Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO), ngay trước thềm cuộc bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Moscow diễn ra.

28.04.2022

Những điểm đến mỹ lệ nhất nước Nga

Nằm ở cả Châu Âu và Châu Á, quốc gia lớn nhất thế giới này có những công trình kiến ​​trúc cổ kính với mái vòm, những chuyến tàu hoành tráng, các vùng đất hoang vu rộng lớn...Từ lâu, Nga đã thu hút nhiều du khách đến với một đất nước có vô số phong cảnh đẹp và giàu nghệ thuật.

15.04.2022

Nga nối lại đường bay với 52 quốc gia trong đó có Việt Nam

Nga có kế hoạch chấm dứt lệnh hạn chế các chuyến bay đến và đi từ 52 quốc gia trong đó có Việt Nam sau ngày hôm nay.

09.04.2022

©2022 - - All Rights Reserved. VietNews.ru