Vì sao Pháp phớt lờ Mỹ, cương quyết bán Mistral cho Nga?
Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã dẫn đến quan hệ giữa các quốc gia phương Tây với Nga xấu đi, Washington đã tự mình đưa ra các lệnh cấm vận kinh tế, quân sự, ngoại giao với Moscow, đồng thời kêu gọi các nước G7 và EU cũng thực hiện các biện pháp tương tự đối với Nga.
Tuy nhiên, do các mối quan hệ hợp tác ràng buộc chặt chẽ với Nga, nhiều nước EU đã bày tỏ thái độ không đồng tình. Điển hình là ngày 10-05 vừa qua, Tổng thống Pháp đã công khai bày tỏ rằng, Paris vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký với Moscow trước đây về việc bán tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho nước này.
Ngày 9-5, tổng thống Pháp Francois Hollande đã đến thăm nước Đức với thời gian 2 ngày. Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hai nhà lãnh đạo đã tiến hành trao đổi về tình hình hiện nay tại Ukraine, đồng thời cùng kêu gọi Kiev và Moscow không can thiệp vào cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào ngày 25 tháng tới đây.
Cũng trong cuộc hội đàm này, bà Merkel đã đề cập đến hợp đồng tàu đổ bộ “Mistral” mà Pháp và Nga đã ký vào năm 2011, hiện nay đang trong quá trình thực hiện và sẽ được thanh lý vào tháng 10 năm 2015. Ngày hôm sau, quyết định của ông Hollande đã được đưa ra.
Theo như hợp đồng đã ký kết, Pháp sẽ bàn giao chiếc đầu tiên cho Nga vào tháng 10 năm 2014 cho Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc thứ 2 sẽ được bàn giao trong năm 2015 và lập tức được Nga biên chế cho hạm đội biển Đen, đóng tại quân cảng Sevastopol, thuộc bán đảo Crimea.
Trước đó, Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm đến tương lai của hợp đồng bán tàu đổ bộ chở trực thăng lớp “Mistral” cho Nga với trị giá 1,2 tỷ euro (1,66 tỷ USD). “Mistral” là lớp tàu đổ bộ chở trực thăng rất hiện đại, chính vì thế, việc Pháp đồng ý bán cho Nga loại tàu này đã bị Mỹ và NATO phản đối kịch liệt.
Nhân cơ hội gia tăng lệnh trừng phạt Nga, Mỹ đã yêu cầu Pháp hủy bỏ hợp đồng này để tăng cường mức độ trừng phạt nặng hơn lên chính quyền ông Putin. Trợ lý ngoại trưởng về các vấn đề châu Âu của Mỹ Victoria Nuland khẳng định, Mỹ trước sau như một bày tỏ sự quan ngại đối với thương vụ quân sự này.
Cũng đã có thời điểm Paris cũng đã từng xem xét đến việc phá vỡ hợp đồng mua bán. Tháng 3 vừa rồi, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng đã từng tuyên bố, nếu như Moscow không cải thiện chính sách về cuộc khủng hoảng chính trị ở Kiev, Paris sẽ có thể hủy bỏ thương vụ quân sự này.
Tuy nhiên, ngay sau đó, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã lên tiếng cảnh cáo, Pháp phải nghiêm túc thực hiện hợp đồng ký tháng 6-2011 về việc cung cấp 2 tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral cho hải quân Nga, nếu phá hợp đồng, Pháp sẽ phải trả cái giá rất đắt.
Vị phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố, Pháp hoặc là tuân thủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và bàn giao các tàu chiến đúng hạn, hoặc phải trả lại tiền và những bộ phận của thân tàu đã được lắp ráp tại xưởng đóng tàu Baltiysky Zavod của Nga.
Trong khi đó, một nguồn tin tại Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga cũng cho rằng Pháp sẽ phải trả một khoản tiền phạt khổng lồ nếu đơn phương hủy hợp đồng mua sắm loại tàu đổ bộ có khả năng mang được 16 chiếc máy bay trực thăng, 70 xe bọc thép, 4 tàu đệm khí và 450 quân nhân này.
Ngoài ra, nếu hủy hợp đồng mua 2 tàu đổ bộ có trị giá không nhỏ là 1,6 tỷ USD, thậm chí có thể còn cao hơn nhiều (vì kèm theo điều kiện mua thêm 2 chiếc nữa), hoặc là hải quân Pháp sẽ “buộc phải” sử dụng 2 chiếc tàu này (chiếc thứ 2 đã được khởi đóng ngày 18-06-2013), hoặc Pháp sẽ phải tìm một khách hàng để bán tống chúng đi.
Trong điều kiện các cường quốc đều cắt giảm ngân sách quốc phòng và tự đóng được tàu sân bay trực thăng, các nước nhỏ thì không đủ khả năng mua hoặc ưa chuộng kiểu tàu đổ bộ của Mỹ, Pháp sẽ khó “đẩy đi” được 2 tàu đổ bộ này. Vì vậy, việc Paris không hủy hợp đồng này cũng là điều dễ hiểu.
Đây là một quyết định rất đúng đắn của Pháp vì xem xét trên nhiều khía cạnh, nếu hủy hợp đồng thì bên bị thiệt hại nhiều hơn chính là Paris. Vì vậy, Tổng thống Hollande bày tỏ rằng, Pháp vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký với Moscow về việc bán tàu tấn công đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Theo http://www.anninhthudo.vn
TIN LIÊN QUAN
Phương Tây ngày càng chia rẽ trước câu hỏi có nên tiếp tục chuyển vũ khí hạng nặng giúp Ukraine đối đầu Nga trong cuộc xung đột hiện nay hay không.
03/06/2022
Từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, dầu Nga từng chảy vào châu Âu chuyển sang châu Á, trong khi lục địa này tăng mua từ châu Phi, Mỹ.
30/05/2022
Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine đã giáng một đòn chí mạng vào dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2). Nhưng Điện Kremlin vẫn có lý do để tin rằng, châu Âu sẽ cần hệ thống đường ống này vào một ngày nào đó.
27/05/2022
Kinh tế Nga có một số tín hiệu tích cực trên lĩnh vực tiền tệ và thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, Nga vẫn phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu nhập khẩu.
18/05/2022
Thị trường dầu bị xáo trộn vì cuộc chiến ở Ukraine. Nhưng nếu phương Tây quyết định áp thuế đối với dầu Nga thay vì cấm vận, nguồn cung trên thị trường có thể được đảm bảo.
18/05/2022
Việc một quốc gia tuyên bố chiến tranh có thể giúp chính phủ nước đó được sự ủng hộ nhiều hơn từ người dân trong nước, dễ dàng huy động lực lượng, nhưng cũng có thể kéo theo nhiều bất lợi.
08/05/2022
Trang mạng của Câu lạc bộ Valdai- trung tâm phân tích của giới chuyên gia hàng đầu Nga, vừa có bài viết nhận định năm 2022 là tròn 10 năm Nga xoay trục sang phía Đông. Có rất nhiều câu hỏi về hiệu quả của kế hoạch này.
08/05/2022
Đồng rúp của Nga có thể tăng giá hơn nữa, theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Kinh tế Nga Plekhanov, ông Sergey Kopylov.
08/05/2022
Tác động về thương mại, năng lượng, lạm phát có thể kéo dài hàng thập kỷ, nhưng Đông Âu sẵn sàng chấp nhận và không nhượng bộ Nga.
07/05/2022
Một số tín hiệu cho thấy kinh tế Nga đang trên đà hồi phục sau giai đoạn đầu căng thẳng, nhưng một số dự báo vẫn kém lạc quan.
06/05/2022